Breaking News

Cách Đọc Và Phân Tích Biểu Đồ Nến Nhật Hiệu Quả Trong Forex

Không cần phải giải thích nhiều có lẽ ai cũng biết nến Nhật là 1 trong những công cụ quan trọng nhất để xác định xu hướng giao dịch. Chính vì thế, muốn thành công trong lĩnh vực đầu tư forex thì việc đọc thành thạo biểu đồ nến là điều mà bất cứ nhà giao dịch nào cũng nên làm.

Biểu đồ nến là gì? Lịch sử tạo ra biểu đồ nến

Tương tự như biểu đồ thanh, biểu đồ đường, biểu đồ nến là biểu đồ tài chính được dùng để mô tả biến động giá trong forex, chứng khoán hoặc chứng khoán phái sinh.
Ngoài việc áp dụng đa khung thời gian, bản thân mỗi cây nến Nhật đều chứa bốn loại giá khác nhau gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất, khiến cho nến nhìn tưởng vô tri vô giác nhưng nó thực sự cung cấp thông tin vô cùng hữu ích cho trader.
Homma, một thương nhân gạo đến từ thị trấn Sakata (Nhật Bản), được xem là ông tổ của nến Nhật, đã sử dụng công cụ này để ghi chép giá cả thay đổi trong giao dịch vào thế kỷ 18. Tuy nhiên, người có công lớn nhất biến nến Nhật trở thành 1 công cụ không thể nào thiếu trong đầu tư forex chính là Steve Nison, ông đã phát hiện và giới thiệu chúng cho thế giới phương Tây bằng cuốn sách có tựa đề “Japanese Candlestick Charting Technique” vào năm 1850.
Có lẽ, kể từ lúc nến Nhật được phát hiện ra chúng đã trải qua nhiều quá trình thay đổi mới có thể hoàn thiện như ngày hôm nay. Và cho dù có nhiều loại nến khác nhau được giới thiệu như nến Heiken Ashi chẳng hạn, nhưng nến Nhật vẫn thực sự chiếm vị trí số 1 mà không loại nào có thể thay thế được.

Biểu đồ nến sử dụng trong giao dịch forex như thế nào?

Như có nói trước đó, nến dùng để cung cấp thông tin giá cả trong một khoảng thời gian thiết lập cụ thể như m1, m5, m15, h1, h4, hay W1 chẳng hạn. Hơn nữa, chúng còn cung cấp nhiều thông tin thú vị như tâm lý thị trường, hoặc báo hiệu khả năng đảo chiều dựa trên sự dịch chuyển giá, tạo ra những cây nến có hình dạng rất đặc biệt giúp trader “bám” theo đó để giao dịch.
Khi giao dịch tài chính đặc biệt là Forex, việc nghiên cứu biểu đồ, xem xét biến động giá trên thị trường là 1 điều cần thiết. Vì lẽ đó, để trực quan hơn, nhà đầu tư sẽ sử dụng cùng lúc nhiều loại biểu đồ khác nhau, nhằm có 1 cái nhìn rõ nét nhất về bức tranh thị trường.
Tất nhiên, tùy từng loại biểu đồ sẽ có những cách cung cấp các thông tin khác nhau như biểu đồ đường và biểu đồ nến chẳng hạn. Nếu biểu đồ đường dễ dàng xem biến động giá chỉ nhờ vào 1 đường đơn giản cùng một loạt các điểm dữ liệu khác nhau mà bạn hay thấy xuất hiện trên các bản tin tài chính, để thể hiện chuyển động giá của cổ phiếu, trái phiếu. Thì biểu đồ nến dù không phải tạo ra bằng một đường đơn giản, mà với các nến riêng lẻ có 2 màu biểu thị giá tăng hoặc giảm khi chúng liên kết với nhau sẽ đưa ra được nhiều thông tin bao quát về xu hướng giá. Về cơ bản, các nhà giao dịch ngoại hối có xu hướng thích đọc biểu đồ nến hơn là biểu đồ thanh hay biểu đồ đường. Do chúng chứa nhiều thông tin quý giá hơn so với biểu đồ đường giúp trader thận trọng đưa ra các quyết định giao dịch. Không nhất thiết phải ghép thành 1 biểu đồ hoàn chỉnh nến mới giúp trader “đọc vị” thị trường, mà bản thân các cây nến riêng lẻ cũng cung cấp rất nhiều thông tin quý giá, nếu trader biết cách quan sát  và khai thác thông tin.
Như các bạn đã biết, một trong những điểm tuyệt vời nhất của biểu đồ nến chính là chúng có thể sử dụng trong nhiều khung thời gian khác nhau. Ví dụ nếu chúng ta đặt biểu đồ nến theo khung 30 phút điều này có nghĩa là mỗi cây nến sẽ được hình thành trong 30 phút. Tương tự, nếu biểu đồ được thiết lập trong khoảng thời gian 15 phút, thì toàn bộ giá cả mỗi cây nến sẽ được hình thành trong 15 phút. Vậy một cây nến được tạo ra cung cấp cho bạn thông tin gì?

Cấu trúc của biểu đồ nến

Như tên gọi hình dáng cây nến ngoài đời ra sao thì cây nến trong biểu đồ cũng tương tự như vậy với 1 phần thân lớn hình chữ nhật được biết đến dưới tên gọi “body” hay thân nến. Phần này sẽ là phần lớn nhất, đa số là vậy, trong nhiều trường hợp khi thị trường biến động hoặc các mẫu nến đảo chiều xuất hiện thì sẽ hình thành những cây nến gần như không có body chỉ là 1 đường mảnh chỉ, rất nhỏ.
Thân nến luôn cung cấp cho bạn 2 thông tin cơ bản bao gồm giá mở cửa và đóng cửa trong một khoảng thời gian cụ thể. Ví dụ như ở biểu đồ H1 chẳng hạn thì mỗi thân nến sẽ biểu thị giá mở cửa cho khoảng thời gian là một giờ, tương tự thời gian để 1 cây nến đóng cửa cũng sẽ là 1 giờ. 
Ngoài thân nến, còn có râu nến phía trên và phía dưới dùng để hiển thị giá thấp nhất và cao nhất đạt được trong khoảng thời gian nhất định với các màu sắc khác nhau của thân nến cho bạn biết nến có tăng hay giảm. 
Như vậy khi đọc một cây nến, tùy thuộc vào giá mở và đóng cửa, sẽ cung cấp cho bạn thông tin về việc phiên kết thúc là tăng hay giảm. Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nó được gọi là Nến tăng hay Bullish. Ngược lại, khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, nó được gọi là Nến giảm hay Bearish. Để xem chuyển động giá chi tiết bạn có thể xem ở các khung nhỏ hơn nhưng cũng cần lưu ý, khung nến càng nhỏ thì thông tin càng nhiễu và dễ bị “fake” nên bạn cần phải biết chắt lọc thông tin trong suốt quá trình giao dịch.
Ví dụ cụ thể về nến giả sử với cặp EUR / USD chúng ta có một nến tăng (vì nó có màu xanh). Điều này cho thấy rằng trong một giờ, giá của EUR / USD đã tăng lên, có nhiều người mua hơn người bán trong giờ đó. Giá đã tăng cao hơn nhiều vào cuối phiên của cây nến M30, h1 hay H4 chẳng hạn, so với giá khi vừa mở cửa. Giả sử giá lúc mở cửa là 1.3009, giá lúc đóng cửa ở mức 1.3171 điều này cho thấy đây sẽ là 1 cây nến tăng, ngoài ra  râu nến sẽ cho biết mức giá cao nhất và thấp nhất của cặp EUR / USD trong giờ đó.
Trên biểu đồ, mỗi nến biểu thị mức giá mở, cao, thấp và đóng cho khung thời gian mà nhà giao dịch đã chọn. Ví dụ: nếu nhà giao dịch đặt khung thời gian thành năm phút, một nến mới sẽ được tạo sau mỗi năm phút. Đối với một biểu đồ nến ngày D1 thì giá mở cửa và đóng cửa của 1 cây nến M5 không phải là giá mở và đóng của cả 1 phiên giao dịch.
Nến cũng hiển thị giá hiện tại khi chúng đang hình thành, cho dù giá tăng hay giảm theo khung thời gian thì phạm vi giá 1 cặp tiền tệ sẽ luôn được ghi lại trong suốt khoảng thời gian đó.
Giá mở cửa
Phần trên cùng hoặc dưới cùng của thân nến sẽ cho biết giá mở, tùy thuộc vào việc tài sản tăng cao hơn hay thấp hơn trong khoảng thời gian năm phút. Nếu giá có xu hướng tăng, nến thường có màu xanh hoặc trắng và giá mở ở dưới cùng. Nếu xu hướng giá giảm, nến thường có màu đỏ hoặc đen và giá mở cửa nằm ở trên cùng.
Giá đóng cửa
Là giá cuối cùng được giao dịch trong 1 cây nến, được biểu thị bằng đỉnh (đối với nến tăng màu xanh hoặc trắng) hoặc nằm dưới cùng (đối với nến giảm màu đỏ hoặc đen) của thân nến.
Nên liên tục thay đổi khi giá di chuyển. Giá mở cửa vẫn giữ nguyên, nhưng khi nến hoàn thành, giá cao nhất và và thấp nhất sẽ bị thay đổi. Màu sắc cũng có thể thay đổi dưới dạng nến. Nó có thể chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, ví dụ, nếu giá hiện tại cao hơn giá mở nhưng sau đó giảm xuống dưới mức đó.
Tính từ thời điểm mở cửa cho đến khi kết thúc theo kung thời gian đưa ra, giá cuối cùng là giá đóng cửa, nến được hình thành và một cây nến mới bắt đầu hình thành.
Giá cao nhất
Giá cao nhất trong khung thời gian đã định được biểu thị bằng đỉnh của bóng hoặc đuôi phía trên thân. Nếu giá mở cửa hoặc giá đóng cửa là giá cao nhất, thì nến sẽ không có bóng trên.
Giá thấp nhất
Giá thấp nhất được hiển thị nhờ vào phần thân dưới cùng hoặc râu nến dưới. Nếu giá mở hoặc giá đóng cửa là giá thấp nhất, thì sẽ không có bóng nến dưới.
Hướng giá
Bạn có thể thấy hướng giá dịch chuyển trong khung thời gian của nến bằng màu sắc cùng độ dài nến cũng như vị trí so với cây nến trước sẽ khác nhau. Nếu nến có màu xanh lá cây, giá đóng cửa sẽ nằm phía thân trên và vị trí của nến này sẽ nằm ở phía trên của cây nến trước, tuy nhiên trong quá trình giá biến động, độ dài của nến có thể ngắn hơn hoặc dài hơn và có màu khác với nến trước đó. Nếu nến có màu đỏ, giá đóng cửa nằm bên thân dưới và vị trí nến này sẽ nằm bên dưới của nến trước.
Phạm vi giá
Khoảng cách giữa đỉnh của bóng trên và dưới của bóng dưới là phạm vi giá di chuyển trong khung thời gian của nến. Phạm vi được tính bằng cách lấy giá cao trừ đi giá thấp.

Cách đọc 1 biểu đồ nến

Như vậy có thể thấy cây nến không hoàn toàn vô tri vô giác mà ẩn sâu trong đó là những cảm xúc của con người, là sự biến động của thiên tai, thời tiết, là những bất ổn của chính trị xã hội…. Chính vì thế, quan sát nến để giải mã mã thông điệp mà chúng mang tới cho các nhà giao dịch là điều vô cùng quan trọng.
Mỗi một cây nến nhỏ lẻ sẽ thể hiện xu thế giá trong một thời điểm nhất định nhưng thông điệp chúng mang lại đều hết sức rời rạc, thiếu liên kết nhằm ghép thành một bức tranh hoàn chỉnh giúp nhà giao dịch đưa ra được nhận định toàn diện về xu hướng giá. 
Nên để cho mọi thứ trở nên rõ nét, cần phải có sự kết hợp của nhiều cây nến lại với nhau  mà ta hay gọi là biểu đồ nến. Cũng chính nhờ vậy mà việc đọc biểu đồ nến giúp nhà đầu tư nắm được “sức khỏe” của 1 cặp tiền tệ, nhằm đưa ra các phân tích dự báo trong tương lai gần và tương lai xa, tùy vào kế hoạch giao dịch của mỗi người. Đặc biệt là, khi các cây nến này kết hợp lại với nhau chúng tạo ra rất nhiều mô hình giá khác nhau như vai đầu vai, mô hình 2 đỉnh, mô hình 2 đáy… nếu biết tận dụng toàn bộ các mô hình này kết hợp với 1 số chỉ báo, thì việc kiếm lợi nhuận trong thị trường forex là 1 điều không hề khó khăn chút nào.

Vậy làm sao để đọc được biểu đồ nến?

Bản chất của việc quan sát nến chính là để tìm hiểu xu hướng giá, dự đoán giá dịch chuyển trong tương lai. Chính vì thế, các trader hay quan sát biểu đồ nến nhằm tìm kiếm dấu hiệu Đảo Chiều để có thể vào lệnh sớm hơn hoặc biết thời điểm thoát lệnh bảo toàn tối đa lợi nhuận họ có.
Chính vì mục đích chủ yếu là như vậy nên bạn phải cố gắng tìm ra các mô hình 2 nến hoặc mô hình 3 nến đảo chiều, các nến đơn mang ý nghĩa đảo chiều mạnh mẽ như nến Doji, nến Hammer, nên con xoay, nến người đàn ông treo cổ Hanging Man, nến bắn sao, nến sao hôm và sao mai… 

Không có nhận xét nào

- Group Cập nhật thông tin thị trường 24/7.
- Phân tích kỹ thuật (Forex, Hàng hóa, Cổ Phiếu).
- Tín hiệu giao dịch R:R cao.
Nơi ae cùng chém gió trao đổi kinh nghiệm.
-> Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/ozwtwj886
-> Website: https://mmocent6.blogspot.com/
-> Nhóm FB: fb.com/groups/MMOCENT6