Thanh niên trẻ trâu dự báo sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ & thế giới. Boom?!
Tỷ phú Ray Dalio trong cuộc phỏng vấn với Forbes, khi được hỏi về điều gì khiến giá cổ phiếu chuyển động và chỉ số quan trọng nào giúp ông dự báo tương lai của thị trường, ông đã nêu lên quan điểm của mình: “Khi tôi bắt đầu bước vào nghề giao dịch tài chính, tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách, và nghiên cứu về cổ phiếu… Tuy nhiên, tôi thấy phần lớn thật vô ích. Mọi người và nhiều nhà phân tích vẫn chưa hiểu lý do tại sao cổ phiếu tăng hoặc giảm. Thế giới tài chính đầy rẫy những thứ hỗn tạp và ngớ ngẩn. Mọi người nghĩ rằng đó là các yếu tố cơ bản, định giá, lợi nhuận… nhưng điều này là hết sức sai lầm. Tôi cho rằng những thứ đó không làm giá cổ phiếu thay đổi, mà đó chính là FED… Hãy tập trung vào ngân hàng trung ương và quan sát các động thái bơm — hút tiền của họ. Chính thanh khoản mới khiến thị trường chuyển động”.
LÃI SUẤT CHO VAY (FED FUNDS RATE)
Chỉ số quan trọng để dự báo thị trường khi tập trung vào động thái bơm rút tiền như Ray Dalio trả lời phỏng vấn là “Lãi suất cho vay”
Lãi suất cho vay của FED là chỉ số cơ bản nhất mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải nhìn vào để thấy được bức tranh tổng quát nhất của thị trường. Khả năng điều chỉnh lãi suất là thứ giúp FED điều chỉnh lượng tiền được bơm vào hay hút dòng tiền ra khỏi thị trường và tạo ra các cuộc suy thoái.
Gần đây nhất là 2 cuộc đại suy thoái vào những năm 2000 và 2008.
Để vực dậy nền kinh tế rơi vào suy thoái những năm 2000 do bong bóng dotcom, FED đã hạ mức lãi suất cho vay vào những năm 2003–2005.
Lãi suất thấp sẽ kích thích người dân vay tiền và với chính sách nới lỏng tiền tệ, tín dụng dễ dàng, tiền từ Ngân hàng trung ương sẽ được in và bơm vào thị trường nhiều hơn. Chúng ta sẽ có chu kỳ thị trường đi lên.
Khi nền kinh tế đi lên, nó cần phải đi xuống (do chúng ta có chu kỳ kinh tế), để làm được điều này FED sẽ nâng lãi suất và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Nâng lãi suất sẽ có ít người vay, dòng tiền không còn được bơm vào thị trường để đẩy giá các tài sản tài chính lên cao như trước, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường nhà đất bị sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng vào năm 2008.
Sau Đại suy thoái vào 2008, để tiếp tục vực dậy nền kinh tế một lần nữa, FED đã hạ lãi suất cho vay xuống gần 0% từ năm 2010 và cho đến năm 2015 FED bắt đầu tăng lãi suất để giảm tốc nền kinh tế.
Nếu coi chart các bạn sẽ thấy, tăng lãi suất sẽ hãm phanh nền kinh tế và ngay sau khi cắt giảm lãi suất thì theo sau đó sẽ là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán (Mũi tên màu đỏ). Sự cắt giảm lãi suất ở đây đồng nghĩa với việc FED đã lên kế hoạch chuẩn bị cho việc kích thích nền kinh tế ngay khi xảy ra suy thoái.
Biểu đồ kết hợp chỉ số chứng khoán S&P 500 và Lãi suất của FED.
Đó là lý do cho việc điều chỉnh giá cổ phiếu hay giá bất động sản… tăng giảm nhờ bơm — hút dòng tiền ra vào thị trường.
18/09/2019 lãi suất cho vay giảm còn 2% kể từ đỉnh là 2.5% vào 01/05/2019 và FED tiếp tục có kế hoạch cắt giảm lại suất trong tương lai để chuẩn bị cho điều gì?
Liệu sẽ là một cuộc khủng hoảng tiếp theo?
ĐƯỜNG CONG LỢI TỨC ĐẢO CHIỀU (Inverted Yield Curve)
Một trong những công cụ dự báo nền kinh tế hiệu quả nhất mà các nhà đầu tư sử dụng là Đường cong lợi tức hay còn được gọi đường cong lãi suất. Nó đã dự báo chính xác 7 lần khủng hoảng trước đó.
Đường cong lãi suất là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của một công cụ nợ (thường là trái phiếu chính phủ). Đồ thị này bắt đầu với mức lãi suất ở kỳ hạn thấp nhất và mở rộng ra theo thời gian, thường là đến kỳ hạn 30 năm.
Đường cong lợi tức bắt đầu đảo chiều từ tháng 2, năm 2017 đến tháng 8 2019.
Khi nền kinh tế ổn định và đi lên, chúng ta có đường cong lãi suất bình thường (normal). Đặc điểm của dạng đường cong lãi suất bình thường là lãi suất trái phiếu dài hạn (longer-term yield) cao hơn so với lãi suất trái phiếu ngắn hạn (shorter-term yield), đường cong có độ dốc đi lên. Vì trong điều kiện kinh tế ổn định các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu ngắn hạn an toàn hơn so với dài hạn, và đạt được tính thanh khoản cao để có tiền ra vào các tài sản tài chính khác.
Lúc này trái phiếu dài hạn có lãi suất cao để thu hút nhà đầu tư.
Nhưng khi các nhà đầu tư cảm nhận được sự không ổn đinh hay rủi ro về nền kinh tế trước mắt thì việc nắm giữ trái phiếu dài hạn sẽ an toàn hơn (với việc nắm giữ các tài sản khác như cổ phiếu hay bất động sản có thể bị sụt giảm vài chục % giá trị khi thị trường sụp đổ thì việc nắm giữ trái phiếu chính phủ dài hạn với lãi suất 1–2% hoặc thậm chí là âm lãi suất sẽ an toàn hơn nhiều).
Khi nhu cầu về trái phiếu dài hạn tăng sẽ làm lãi suất giảm.
Đối với trái phiếu có kỳ hạn ngắn, lãi suất sẽ tăng để thu hút nhà đầu tư. Như vậy điều này dẫn đến đường cong lợi tức đang dốc lên sẽ đảo chiều dần và thành dốc xuống.
Đường cong lợi tức đã dự báo chính xác 7 lần khủng hoảng trước đó.
Do vậy nó được coi là một trong những công cụ dự báo hiệu kinh tế quả nhất.
“Đường cong lợi tức không bao giờ nói dối”
Khoảng cách lãi suất giữa kỳ hạn 10 năm và 1 năm tại thời điểm hiện tại tháng 10/2019 là 0.09% giống với thời điểm tháng 7/2007
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TẠI MỸ (unemployment rate)
Với việc Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất, và tiền hành bơm hàng trăm tỷ USD vào thị trường để kích thích nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Việc này đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người, các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng sản xuất và tuyển thêm rất nhiều nhân công.
Hiện tại tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang thấp kỷ lục trong vòng 50 năm trở lại đây dưới thời tổng thống Donal Trump vào mức 3.5%.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ thấp kỷ lục trong vóng 50 năm trở lại đây: 3.5%
Nhưng khi xảy ra khủng hoảng, lượng tiền không còn được bơm vào thị trường, các công ty sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu đồng loạt rơi vào tình trạng khó khăn, hay phá sản sẽ dẫn đễn việc cắt giảm nhận sự, sa thải nhân viên điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao một cách đột biến.
Như vậy trên đây là 3 chỉ số cơ bản giúp các nhà đầu tư có thể dự báo được tình hình kinh tế trong tương lai gần. Riêng chỉ số tỷ lệ thất nghiệp thường có độ lag và chậm chễ so với thời diểm hiện tại, vì chúng cần được khảo sát và tổng hợp các số liệu chung.
Theo ý kiến cá nhân tôi thì nước Mỹ đang trong giai đoạn đầu của khủng hoảng, khi có rất nhiều các dấu hiệu được đưa ra. Chúng ta rất có thể sẽ thấy rõ điều này trong năm 2020 khi Donal Trump bước vào chiến dịch tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2. Khi Mỹ rơi vào khủng hoảng sẽ kéo theo hiệu ứng Domino lan ra toàn khu vực và thế giới. Hay bất kỳ bất ổn chính trị, kinh tế nào đến từ Trung Quốc hay Châu Âu cũng sẽ châm ngòi cho sự sụp đổ của toàn hệ thống.
Chúng ta hãy cùng chờ đợi liệu rằng đây có phải là cuộc Đại khủng hoảng tiếp theo kể từ khi nó diễn ra vào những năm 1929–1930, khi chứng khoán Mỹ (S&P 500, Dow Jones…) cao nhất mọi thời đại, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 50 năm, bong bóng trái phiếu chính phủ Mỹ 17 nghìn tỷ cao nhất mọi thời đại, nợ công Mỹ cao nhất mọi thời đại, lãi suất cho vay từ FED kể từ lần gần nhất 1930 thấp nhất mọi thời đại (gần 0%), giá nhà đất tại nhiều nơi cao kỷ lục, lãi suất trái phiếu chính phủ các nước xuống thấp kỷ lục…
Không có nhận xét nào
- Group Cập nhật thông tin thị trường 24/7.
- Phân tích kỹ thuật (Forex, Hàng hóa, Cổ Phiếu).
- Tín hiệu giao dịch R:R cao.
Nơi ae cùng chém gió trao đổi kinh nghiệm.
-> Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/ozwtwj886
-> Website: https://mmocent6.blogspot.com/
-> Nhóm FB: fb.com/groups/MMOCENT6