Breaking News

Mô Hình Vai Đầu Vai – Head And Shoulders

Mô hình vai đầu vai có lẽ là một trong những mô hình giao dịch kinh điển nhất trong đầu tư forex. Tuy nhiên, mô hình này có thể gây nhiều bỡ ngỡ cho trader mới vào nghề. Hiểu được điều đó, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn một cách chi tiết từng bước một, cũng như làm sao có thể sử dụng mô hình này 1 cách hiệu quả nhất!
Mô hình vai đầu vai là gì?
Như tên gọi mô hình Vai – Đầu – Vai sẽ phải có 2 vai và 1 đầu cùng 5 thuộc tính sau:
  • Xu hướng tăng
  • Vai trái
  • Đầu
  • Vai phải
  • Đường viền cổ áo (Neckline) – đường hỗ trợ
Như vậy, mô hình vai đầu vai là mô hình đảo chiều xuất hiện vào cuối giai đoạn của xu hướng tăng, được hình thành bởi ba đỉnh liên tiếp. Mà nhìn từ xa, trông chúng giống hệt như phần thân trên của con người vậy với 1 đầu và hai vai. Trong đó, đỉnh đứng giữa là đỉnh cao nhất, hai bên là hai vai có thể gần bằng nhau hoặc vai trái sẽ cao hơn vai phải, nhưng không được vượt quá đầu. Hãy nhìn vào ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn mô hình này:

Cấu trúc của mô hình Vai Đầu Vai

Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau phân tích từng bộ phận trên “cơ thể” của mô hình để ráp lại thành 1 cấu trúc Vai- Đầu-Vai hoàn chỉnh:
Phần 1: Xu hướng tăng
Phần đầu tiên của mô hình vai đầu vai là 1 xu hướng tăng. Đây là hình thái mở rộng trước khi dẫn đến tình trạng phe buy kiệt sức, khiến giá không thể lên cao được nữa. Theo nguyên tắc, xu hướng tăng càng kéo dài, khả năng đảo chiều càng lớn.
Phần 2: Vai trái
Thị trường bắt đầu giảm và hình thành nên 1 đáy cao hơn (HL). Tại thời điểm này, mọi thứ đang bắt đầu kết hợp với nhau, nhưng vẫn chưa đủ để xác định đường viền cổ áo.
Phần 3: Đầu
Bây giờ vai trái đã được hình thành, bắt đầu tạo 1 đỉnh cao hơn (HH) để tạo thành đầu. Nhưng bất chấp giá tăng cao, phe mua không thể nào  tạo ra 1 đáy cao hơn.
Tại thời điểm này, vai trái và đầu đã được hình thành. Đường viền cổ áo cũng bắt đầu xuất hiện, nhưng cần phải có thêm vai phải, trước khi có thể vẽ được 1 đường viền cổ trên biểu đồ.
Phần 4: Vai phải
Vai phải  được hình thành là lúc cho thấy dấu hiệu người mua đang mệt mỏi và thị trường có thể đang chuẩn bị bắt đầu 1 xu thế đảo ngược.
Ngay khi vai phải xuất hiện, chúng ta có đủ dữ liệu để bắt đầu vẽ đường viền cổ áo. Nhưng vì mô hình chưa thực sự hoàn thành, nên tốt nhất chỉ nghĩ về nó như một bản nháp thô chứ không phải là phiên bản hoàn hảo để bạn giao dịch.
Phần 5: Đường viền cổ áo
Lúc này, một đầu và hai vai đã được xác định, có thể bắt đầu vẽ đường viền cổ áo. Đây cũng có thể xem là mô hình hoàn chỉnh, trader sẽ căn cứ vào đây để giao dịch ngay khi đường cổ áo bị phá vỡ.

Điều gì đã khiến mô hình vai đầu vai được hình thành?

Có thể do người mua thực sự mệt mỏi, họ đã quá mệt tạo ra các đỉnh cao hơn, hay đáy cao hơn nhằm khẳng định xu thế tăng đang tồn tại. Chính vì thế, đây là lúc để cho 1 xu thế đảo chiều diễn ra.
Như vậy, tự bản thân cấu trúc giá đã khiến thị trường đảo chiều. Chuyển đổi quá trình giữa người mua và người bán. Mô hình thực tế chỉ là kết quả tấm gương phản chiếu của quá trình đó mà thôi.
Để giải thích rõ hơn, hãy nhìn mô hình vai- đầu-vai ở 1 góc độ khác. Và nhằm sáng tỏ vấn đề chúng tôi sẽ sử dụng cặp GBP JPY làm ví dụ minh họa.
Nhìn ví dụ trên các bạn có thể thấy sau khi tạo ra 1 HH đỉnh cao hơn (phần đầu) phe mua đã tiếp tục test với mong muốn sẽ đẩy thêm 1 đỉnh cao hơn nữa, nhưng họ sức cùng lực kiệt, không thể nào đẩy lên cao hơn nên đã hình thành ra vai phải.  
Việc tạo ra 1 LH (đỉnh cao hơn) sẽ là 1 tín hiệu tốt nếu bạn dự định Sell tại thời điểm này. Cặp GBP JPY mà tôi vừa lấy ví dụ cho thấy rõ điều đó.
Như chúng ta đã biết, theo trường phải Price Action để khẳng định 1 xu thế tăng bắt buộc phải luôn tạo ra các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Nếu như tạo ra 1 đỉnh thấp hơn có thể cho thấy phe mua đã kiệt sức không thể đẩy lên cao hơn được nữa, là tín hiệu tốt dành cho phe bán.
Cần lưu ý mô hình phải theo đúng thứ tự Vai- Đầu- Vai mới có tác dụng. Nếu đảo ngược, mô hình sẽ không còn đúng nữa. Bởi nhờ sự kết hợp giữa các đỉnh cao hơn với đáy cao hơn trong sự tương tác phát triển ở một xu hướng tăng thì mô hình mới có thể hình thành, như vai và đầu con người vậy. Tuy nhiên, để mô hình được xác nhận thì phải có sự hỗ trợ của đường viền cổ.
Và bằng cách phá vỡ đường viền, đặc biệt khi nến được đóng cửa dưới đường Neckline như hình minh họa dưới đây, xác nhận mô hình vai đầu vai thực sự đã hình thành.

Cách vào lệnh cho mô hình vai đầu vai

Có 2 cách để vào lệnh với mô hình này các bạn có thể tham khảo:
Cách thứ 1: Ngay khi bạn thấy giá phá vỡ nằm dưới đường viền cổ bạn có thể vào 1 lệnh Sell, đồng nghĩa bạn sẽ không chờ giá retest đường Neckline mà sell luôn. 
Cách tiếp cận này có thể cho bạn 1 mức lợi nhuận vô cùng to lớn. Nếu giá đi đúng hướng tuy nhiên cũng có thể sẽ chỉ là 1 pha phá vỡ giả (false breakout) khi giá chạm tới đó, nhưng không làm chủ được xu thế sẽ quay đầu ngược lại. 
Và khả năng cao bạn sẽ bị thua lỗ. Chính vì thế để ăn chắc hơn, nhiều trader sẽ sử dụng cách thứ 2 như sau.
Cách thứ 2: Bạn buộc phải chờ giá đóng cửa tại khung Daily (khung ngày) nằm dưới đường viền cổ. Bằng cách này, bạn sẽ giảm thiểu rủi ro tối đa và ngăn chặn thua lỗ 1 cách đáng kể. Tuy nhiên, ngay cả khi chờ nến đóng cửa nằm dưới đường viền cổ cũng sẽ có 2 cách vào lệnh khác nhau. 
Phương án 1: bạn sẽ Sell hoặc Short ngay lập tức khi thấy nến ngày đóng dưới đường viền cổ. 
Hoặc phương án 2: là bạn chờ giá quay trở lại, retest lại đường viền cổ biến chúng trở thành 1 kháng cự mới, giống như thế này:

Sử dụng phương án 2 này sẽ mang lại cho bạn các lợi ích sau:
  • Nó giúp xác nhận giá thực sự sẽ bị phá vỡ
  • Tỷ lệ R:R sẽ cao hơn so với các cách tôi để cập trước đó.
Phương án 2 là hình thức mà chúng tôi khuyên bạn sử dụng. Tuy nhiên, trader sẽ luôn thiếu kiên nhẫn chờ đợi tới tận giây phút này, mà thường suy đoán mô hình vai đầu vai được hình thành là ngay lập tức vào lệnh. Tất nhiên phương án này có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội, nhưng khả năng ăn chắc mặc bền của chúng rất cao, so với các phương án khác.

Cách tìm điểm cắt lỗ cho mô hình vai đầu vai

Đây là điều mà bạn bắt buộc phải làm khi tham gia giao dịch forex, cho dù muốn hay là không. Mặc dù có rất nhiều tranh cãi xung quanh điểm dừng lỗ của mô hình vai đầu vai như nhiều trader thường thích dừng lỗ ở phía trên của vai phải, trong khi đó có nhiều người lại chọn vị trí khác, thấp hơn.
Cá nhân tôi cho rằng điểm dừng lỗ ở trên đầu của vai phải sẽ mang lại  rủi ro rất cao, không thực sự cần thiết và ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ R:R mà bạn thiết lập.  Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý 1 vài cách dừng lỗ khác mà bạn có thể tham khảo.
Dừng lỗ theo phương án thứ 1: Tại ngay điểm phía trên của vai phải.
Lưu ý cách dừng lỗ này khá xa so với điểm entry vào lệnh. Và như có nói trước đó, theo quan điểm cá nhân của tôi, đây không phải là 1 điểm dừng lỗ đẹp, vì dừng lỗ quá xa sẽ làm giảm đi lợi nhuận của chính bạn, gây tổn thất khá nhiều cho lệnh giao dịch.
Dừng lỗ theo phương án thứ 2: Dừng lỗ tại điểm nằm trên đỉnh đảo chiều (swing high)
Đây là vị trí dừng lỗ ưa thích nhất của tôi. Vì nó cho 1 tỷ lệ R:R rất đẹp, tức là khả năng rủi ro của tôi sẽ giảm thiểu đáng kể nếu dùng cách này.
Nếu bạn đặt dừng lỗ ở đây bạn sẽ chỉ mất 200 pip thay vì 1800 pip như  phương án dừng lỗ số 1. Nói chung nó còn phụ thuộc vào tính toán, kế hoạch giao dịch của từng người, bạn có thể đặt vào mức thấp hơn. Tuy nhiên, bạn nên tính toán tỷ lệ R:R thật hợp lý. Làm sao mà chỉ mạo hiểm số tiền của mình dưới 2% là được.

Cách tìm điểm chốt lời phù hợp

Chốt lời đúng lúc chính là cách giúp quản lý vốn và tài sản của bạn 1 cách tuyệt nhất. Đồng thời nó cũng là thách thức lớn nhất dành cho trader khi tham gia giao dịch forex. Với mô hình vai- đầu-vai sẽ có 2 cách để chốt lời như sau:
Cách chốt lời số 1
Cách này khá bảo thủ khi mà bạn đặt các mức chốt lời tại chính các mức hỗ trợ (key level). Tại các phần này giá thường hay nẩy lên (bounce) để retest. Vì vậy, nó có thể là một ý tưởng tốt để kiếm lợi nhuận khi giá backtest tại đây.  
Bởi vì mỗi tình huống khác nhau sẽ có các mức hỗ trợ khác nhau. Nhưng một điều bạn phải chắc chắn là tỷ lệ R:R luôn phải từ 1:2  trở lên.
Cách chốt lời số 2
Điểm chốt lời ở đây chính bằng  khoảng cách được tính từ đường viền cổ lên đầu . Cách này khá phổ biến, được nhiều trader áp dụng, lợi nhuận bạn thu về cũng nhiều hơn, nhưng thành thực mà nói không phải ai cũng kiên nhẫn chờ tới khi giá về tới đó được.
Lưu ý rằng điểm tôi đo được tính từ đỉnh đầu cho đến đường viền cổ áo. Sau đó, tôi lấy khoảng cách tương tự để đo, tình từ khu vực đường viền cổ bị phá vỡ trở xuống. Như tôi có nói sẽ rất ít người đủ kiên nhẫn để chờ tới khi giá chạy tới đó hoặc giá có thể sẽ không bao giờ về tới đó. Chính vì thế bạn có thể xác định các mức hỗ trợ quan trọng gần với mục tiêu đo được, và đóng lệnh tại các mức đó sẽ khả thi hơn. Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào

- Group Cập nhật thông tin thị trường 24/7.
- Phân tích kỹ thuật (Forex, Hàng hóa, Cổ Phiếu).
- Tín hiệu giao dịch R:R cao.
Nơi ae cùng chém gió trao đổi kinh nghiệm.
-> Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/ozwtwj886
-> Website: https://mmocent6.blogspot.com/
-> Nhóm FB: fb.com/groups/MMOCENT6