Breaking News

9 "Thử nghiệm mua" và 9 "Thử nghiệm bán" trong phương pháp giao dịch của Wyckoff

9 "Thử nghiệm mua" và 9 "Thử nghiệm bán" trong phương pháp giao dịch của Wyckoff

Vì chưa biết dùng từ nào cho chính xác, nên tạm thời sẽ dùng 2 cụm từ "Thử nghiệm mua" và "Thử nghiệm bán" đối với những hành động này. Đây là 9 quy tắc phải nói là khá khó để áp dụng, vì nó bắt buộc anh em phải thành thạo thêm 1 số cách phân tích khác bên cạnh việc đọc hành động giá - đó chính là phân tích khối lượng và phân tích đồ thị Point and Figure. Nhưng theo mình thì nó cũng không quá khó lắm đâu, và anh em chỉ cần một chút kiên nhẫn và một chút thời gian đủ để tìm hiểu là được.

Nào chúng ta cùng bắt đầu:


1. THỬ NGHIỆM MUA VÀ THỬ NGHIỆM BÁN LÀ GÌ?


Trong khi ba luật của phương pháp Wyckoff cung cấp một nền tảng lớn cho phương pháp, thì 9 thử nghiệm mua và bán là một tập hợp các nguyên tắc cụ thể hẹp hơn để giúp định hướng giao dịch. Các thử nghiệm này giúp phân định khi nào một phạm vi giao dịch sắp kết thúc và một 
xu hướng tăng mới hoặc xu hướng giảm mới CÓ KHẢ NĂNG sắp bắt đầu. Nói cách khác, chín thử nghiệm này giúp chúng ta xác định vùng giá có ít kháng cự/hỗ trợ nhất trên đồ thị.

Dưới đây là danh sách chín thử nghiệm mua và chín thử nghiệm bán, bao gồm các tham chiếu về loại biểu đồ nào sẽ được sử dụng:


2. CHÍN THỬ NGHIỆM MUA:



  • #1: Mục tiêu giá giảm đã hoàn thành - Đồ thị P&F
  • #2: Preliminary support, selling climax, secondary test đều được hoàn thành - Đồ thị Nến và P&F
  • #3: Có các dấu hiệu Bullish (khối lượng tăng trên các hành động giá tăng và giảm dần trong các hành động giá mang tính điều chỉnh) - Đồ thị Nến
  • #4: Xu hướng giảm bị phá vỡ (nghĩa là các đường Cung hoặc đường Xu hướng giảm bị phá vỡ) - Đồ thị Nến hoặc P&F
  • #5: Giá hình thành các đáy cao hơn - Đồ thị Nến hoặc P&F
  • #6: Giá hình thành các đỉnh cao hơn - Đồ thị Nến hoặc P&F
  • #7: Cổ phiếu mạnh hơn thị trường chung (nghĩa là cổ phiếu phản ứng nhanh hơn với các hành động tăng giá và được hỗ trợ tốt hơn so với chỉ số chung của thị trường) - Biểu đồ Nến
  • Giá hình thành nền (vùng tích lũy ngang) - Đồ thị Nến hoặc P&F
  • Tiềm năng lợi nhuận tăng ước tính ít nhất gấp ba lần khoản lỗ nếu mức dừng lỗ ban đầu được kích hoạt - Đồ thị Nến và P&F

3. CHÍN THỬ NGHIỆM BÁN:



  • #1: Mục tiêu giá tăng đã hoàn thành - Đồ thị P&F
  • #2: Có các dấu hiệu Bearish (Khối lượng giảm khi giá phục hồi tăng và tăng trong các bước giá giảm) - Đồ thị Nến và P&F
  • Preliminary supply, buying climax được hoàn thành - Đồ thị Nến và P&F
  • Cổ phiếu yếu hơn thị trường chung (nghĩa là phản ứng nhanh hơn thị trường chung khi giảm phản ứng chậm hơn thị trường chung khi tăng) - Đồ thị Nến.
  • Xu hướng tăng bị phá vỡ (nghĩa là đường Cầu hoặc đường Xu hướng tăng đã bị phá vỡ) - Đồ thị Nến hoặc P&F
  • Giá hình thành các đỉnh thấp hơn - Đồ thị Nến hoặc P&F
  • Giá hình thành các đáy thấp hơn - Đồ thị Nến hoặc P&F
  • Giá hình thành "Vương miện" (chuyển động ngang, giống như nền nhưng nằm phía trên của biểu đồ, có hình dạng giống như chiếc vương miện) - Đồ thị Nến hoặc P&F
  • Tiềm năng lợi nhuận giảm ước tính ít nhất gấp ba lần rủi ro nếu lệnh dừng lỗ ban đầu bị kích hoạt - Đồ thị Nến và P&F.

Okay, trên đây là phần lý thuyết, tiếp theo mình sẽ áp dụng nó vào thực hành:

Dưới đây là 1 ví dụ cho bước thử nghiệm #1, đó là giá đạt mục tiêu ước lượng theo PnF:


Vi.
Bước này chúng ta sẽ sử dụng công thức ước lượng mục tiêu để dự phóng vùng tích lũy/phân phối dự kiến đã chuẩn bị hình thành hay chưa. Các vùng tích lũy/phân phối này sẽ nằm tại vùng mục tiêu giá của đồ thị PnF, cụ thể là ô khoanh đỏ.

Sau khi hoàn thành bước #1, chúng ta sẽ chuyển sang các bước tiếp theo:

wyckoffaaplbuyingtests.

Dưới đây là các bước tiếp theo (Mình lấy một ví dụ có sẵn trên stockcharts nên nó không ăn khớp với ví dụ phía trên, nhưng anh em cứ hình dung là mục tiêu giá theo PnF đã được hoàn thành)

  • Test #2: Các điểm PS, SC, AR và ST đều đã đầy đủ
  • Test #3: Anh em để ý tại vùng nền, các cú tăng giá sẽ có khối lượng giao dịch > so với các vùng giảm giá sau đó
  • Test #4: Đường xu hướng giảm bị phá vỡ.
  • Test #5 và #6: Giá bắt đầu tạo các đáy cao hơn và đỉnh cao hơn trên biểu đồ.
  • Test #7: Giá cổ phiếu mạnh hơn thị trường chung (Cái này thì bên chứng khoán sẽ có cách tính toán dựa vào RS)
  • Test #8: Giá đang tạo nền.
  • Test #9: Phần này thì chắc chắn là tỷ lệ RR phải okay rồi anh em ạ!

Vậy là sau khi 9 THỬ NGHIỆM MUA này được xác nhận, thì nó đồng nghĩa với việc xác suất vùng tích lũy này đã bắt đầu đi đến giai đoạn cuối. Chúng ta đã có thể bắt đầu từ bỏ chiến lược giao dịch trong phạm vi giá và chuyển dần sang chiến lược mua, nắm giữ đối với loại tài sản này.


4. KẾT LUẬN:


Nói tóm lại, khi giá hình thành đầy đủ 9 yếu tố trên. Những người sử dụng phương pháp Wyckoff có thể kết luận rằng giá đang chuẩn bị hoàn thành pha tích lũy/phân phối để chuyển sang trạng thái có 
xu hướng tiếp theo, và nó là cơ sở để chuẩn bị cho những giao dịch theo xu hướng sắp tới.

upload_2020-6-24_3-0-56.
Hiện tại thì giá Vàng đã có những dấu hiệu ban đầu của một vùng phân phối khi các mục tiêu giá theo h-count và v-count nằm quanh ngưỡng 1780 và 1790 cũng đã đạt theo bước Test #1. Nếu 8 yếu tố còn lại được xác nhận lần lượt, thì chúng ta sẽ có một Pha phân phối được hình thành trên giá Vàng, và CÓ KHẢ NĂNG, một xu hướng mới sắp được hình thành!

Không có nhận xét nào

- Group Cập nhật thông tin thị trường 24/7.
- Phân tích kỹ thuật (Forex, Hàng hóa, Cổ Phiếu).
- Tín hiệu giao dịch R:R cao.
Nơi ae cùng chém gió trao đổi kinh nghiệm.
-> Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/ozwtwj886
-> Website: https://mmocent6.blogspot.com/
-> Nhóm FB: fb.com/groups/MMOCENT6