Cách đọc hành động giá chuyên nghiệp như price action trader
Giao
dịch theo xu
hướng là
một trong những cách thức giao dịch phổ biến nhất. Trong bài viết này chúng ta
chủ yếu sẽ thảo luận về đặc điểm của một thị trường có xu hướng và cách thức giao dịch
bằng hành
động giá.
Xu hướng là
gì?
Xu hướng là một trong những trạng thái của thị
trường khi giá di chuyển theo một hướng cụ thể bằng cách tạo đỉnh cao hơn (HH)
và đáy cao hơn (HL) hoặc đỉnh thấp hơn (LH) và đáy thấp hơn (LL). Thường thì
trong một Xu hướng, giá tạo ra một HH hoặc LL,
và có những đợt thoái lui về ngưỡng hỗ trợ kháng
cự (S&R) và rồi tiếp tục di chuyển bằng cách tạo HH và
LL mới.
Có hai loại Xu
hướng trên thị trường:
Xu hướng tăng
Xu hướng tăng là Xu
hướng mà thị trường sẽ tạo đỉnh cao hơn (Higher High - HH) và
đáy cao hơn (Higher Low – HL). Như hình dưới:
Trong hình trên, có thể thấy rằng thị trường bắt đầu di chuyển
lên từ điểm 1, dừng tại điểm 2 và thoái lui về điểm 3. Từ điểm 3, thị trường
phá vỡ lên trên điểm 2 và tạo đỉnh mới (điểm 4). Sau khi thị trường đạt đến điểm
4, nó lại giảm về điểm 5. Và có thể thấy rằng thị trường được giữ phía trên đáy
trước đó (điểm 3). Do đó, điểm 5 được gọi là đáy cao hơn. Một thị trường như vậy
gọi là xu hướng tăng.
Xu
hướng giảm
Cũng tương tự như vậy nhưng thay vì tạo đỉnh đáy cao hơn, thì
ở xu hướng giảm sẽ tạo đỉnh
đáy thấp hơn. Nó ngược lại xu hướng tăng.
Cách nhận biết xu hướng thực sự
Lưu ý rằng, không phải tất cả các thị trường
hướng lên hoặc xuống thì được coi là xu
hướng tăng hoặc giảm tương ứng. Cần xem xét một
vài yếu tố để xác nhận thị trường đang trong xu
hướng. Các yếu tố như:
Hỗ trợ và kháng
cự
Xem xét ví dụ trên, có thể thấy các điểm 2, 3, 4
và 5 đại diện cho các vùng hỗ trợ và kháng
cự. Vì vậy, để xác định thị trường đang trong
một xu hướng, thì 4 ngưỡng kháng
cự hỗ trợ trên
phải mạnh mẽ. Nếu thị trường phá vỡ một ngưỡng kháng
cự hỗ trợ không
quan trọng, thì không nên xem đó là một xu hướng.
Trong hình dưới, có thể thấy rằng thị trường đã
sideways trong một khoảng thời gian đáng kể, điều đó có nghĩa là cả phe mua và
bán đều khá mạnh. Sau đó, phe mua đã phá vỡ kháng
cự và tạo được đỉnh mới. Vì phe mua đã phá
vỡ ngưỡng kháng cự mạnh và giữ giá hoạt
động phía trên đó, nên ta có thể gọi đó là xu
hướng tăng. Và sau đó, thị trường tiếp tục tăng
sau khi giá quay về test S&R.
Thêm 1 ví dụ nữa, có thể thấy pullback rất yếu, nên ta không
nên coi đó là một kháng cự hỗ trợ mạnh. Nên trong tường hợp này, ta cũng không nên
đánh giá rằng thị trường đang nằm trong xu hướng giảm (tức là tạo đỉnh đáy thấp hơn).
Một HH & LL thực sự là như thế nào?
Một tiêu chí quan trọng khác đó là xác định xem đỉnh cao hơn hay đáy thấp hơn do thị trường hình thành có phải là thật. Xem ví dụ bên dưới:
Thị trường ban đầu hoạt động dưới mức kháng cự màu cam. Sau đó, giá phá vỡ lên trên mức kháng
cự. Vậy đây có được xem là một đỉnh cao hơn thực sự
hay không? Trên thực tế thì ta không nên coi đây là một HH thực sự, vì nó đã
không vượt qua được kháng cự trong
một khoảng thời gian đáng kể.
Ví dụ tiếp theo. Thị trường phá vỡ xuống dưới ngưỡng hỗ trợ (đường màu cam), chúng ta có thể thấy rằng giá hoạt
động bên dưới đường màu cam trong một thời gian khá dài. Ngoài ra, khi giá
thoái lui lại đến đường hỗ trợ,
phe bán lại tiếp tục bán ra, xác nhận đáy mà thị trường hình thành là một đáy
thấp hơn thực sự.
Cách giao dịch theo xu hướng
Dưới đây là một ví dụ về cách mà một price
action trader giao dịch theo xu
hướng.
Trong biểu đồ bên dưới, chúng ta có thể thấy
rằng thị trường chững lại ở ngưỡng hỗ
trợ khá lâu và sau đó thì đà bán mạnh đã phá
vỡ ngưỡng hỗ trợ và tạo đáy thấp hơn.
Bây giờ chúng ta có thể nhận định thị trường đang trong xu
hướng giảm, và chúng ta cần tìm kiếm cơ hội để
bán. Chúng ta nên đợi một cú hồi để có thể bán ra ở vị thể đẹp hơn.
Tiếp tục một ví dụ khác, một cú hồi bắt đầu di chuyển và có thể thấy nó khá yếu. Lưu ý rằng, nếu cú pullback chậm và yếu, có khả năng cao bán ra sẽ có lợi hơn cho chúng ta.
Bây giờ, để hiểu hành động giá ở
cú pullback, chúng ta phân tích thị trường theo góc nhìn của phe mua. Có thể thấy
rằng những người mua (những người đang nắm giữ lệnh mua bên dưới ngưỡng kháng
cự màu cam) cuối cùng đã phá vỡ kháng
cự và thị trường tạo đỉnh cao hơn. Sau đó giá
giảm xuống trở lại ngưỡng kháng cự bị
phá trước đó, lúc này ngươi mua tiếp tục mua vào thời điểm này. Nhưng, lần này,
thị trường không tăng cao nữa. Phe bán đã bắt đầu nhảy vào.
Thực tế này cho thấy rằng những người mua đã hoàn toàn mất kiểm
soát và người bán lúc này đã nắm quyền kiểm soát thị trường. Do đó, ta có thể
canh bán quanh đường màu cam là được.
Không có nhận xét nào
- Group Cập nhật thông tin thị trường 24/7.
- Phân tích kỹ thuật (Forex, Hàng hóa, Cổ Phiếu).
- Tín hiệu giao dịch R:R cao.
Nơi ae cùng chém gió trao đổi kinh nghiệm.
-> Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/ozwtwj886
-> Website: https://mmocent6.blogspot.com/
-> Nhóm FB: fb.com/groups/MMOCENT6