Chiến lược giao dịch price action mạnh mẽ với mô hình nến Rail Road Track (RRT)
Chiến
lược giao dịch mà mình chia sẻ trong bài viết này là một chiến lược hành động giá đơn giản dựa theo mô
hình nến Railway Track (hoặc Rail Road Track – RRT) hay còn gọi là mô hình nến
đường ray xe lửa. Nếu bạn là trader yêu thích hành động giá thì rất có thể đây là
một chiến lược giao dịch bạn nên tham khảo thử. Nguyên tắc giao dịch chiến lược
này khá đơn giản, dễ sử dụng.
Mô hình nến RRT là mô hình cũng hay xuất hiện
trên biểu đồ, và nếu bạn nắm được cách thứ sử dụng thì đây là mô hình có tín
hiệu giao dịch mạnh.
Một vài lưu ý khi sử dụng chiến lược giao dịch
này:
- Khung thời gian: nên sử dụng
khung thời gian H1 trở lên
- Cặp tiền tệ: Bất kỳ
- Chỉ báo kỹ thuật: Không sử dụng
Mô hình Rail Road Track
Trước khi đi vào cách sử dụng chiến lược giao
dịch ta nói sơ qua về mô hình nến RRT cho những anh em trader nào
chưa biết về mô hình này nhé.
- Là mô hình có 2 nến
- Cả hai nến này phải có độ dài gần như nhau, và trông giống như đường ray song song (như đường ray xe lửa). Như hình bên dưới là mô hình RRT tăng và giảm.
- Đối với mô hình nến RRT tăng thì nến đầu tiên là nến giảm, nến thứ 2 là nến tăng và ngược lại. Đối với mô hình nến RRT giảm thì nến đầu tiên là nến tăng, nến thứ 2 sẽ là nến giảm.
Mô hình nến này thể hiện sự thay đổi đột ngột trong tâm lý của thị trường
Giả
sử thị trường đang ở trong một xu hướng giảm, nhiều người đang tham gia bán
xuống, từ đó hình thành nến giảm mạnh. Nhưng ngay sau đó họ nhận thấy rằng họ
đang giao dịch sai hướng với thị trường, nên ngay sau đó họ thoát lệnh và tham
giá giao dịch ở hướng ngược lại. Đó cũng là nguyên do hình thành nến tăng ngay
sau đó. Và điều này sẽ ngược lại với xu hướng tăng.
Trong mô hình nến này, chúng ta sẽ tận dụng sự
thay đổi tâm lý để tìm cơ hội giao dịch.
Chiến lược giao dịch theo mô hình nến RRT
Các bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới và xem nguyên
tắc giao dịch của mô hình nến này nhé.
Nguyên tắc giao dịch đối với lệnh mua
- Sau khi mô hình nến RRT tăng
hình thành, hãy đặt lệnh buy stop cách phía trên giá cao nhất của mô hình
nến này từ 2-5 pip.
- Điểm dừng lỗ bạn có thể đặt bên
dưới giá thấp nhất và cách giá thấp nhất từ 2-5 pip.
- Mục tiêu lợi nhuận có thể đặt
theo tỷ lệ RR ít nhất là 1:2 trở lên, hoặc bạn có thể đặt tỷ lệ 1:3. Hoặc
bạn có thể chưa đặt mục tiêu lợi nhuận mà theo dõi lệnh giao dịch rồi dời
dừng lỗ đi theo hướng của thị trường.
Nguyên
tắc giao dịch đối với lệnh bán
- Sau khi mô hình nến RRT giảm
hình thành, hãy đặt lệnh sell stop cách phía dưới giá thấp nhất của mô
hình nến này từ 2-5 pip.
- Điểm dừng lỗ bạn có thể đặt bên
trên giá cao nhất và cách giá cao nhất từ 2-5 pip.
- Mục tiêu lợi nhuận có thể đặt
theo tỷ lệ RR ít nhất là 1:2 trở lên, hoặc bạn có thể đặt tỷ lệ 1:3. Hoặc
bạn có thể chưa đặt mục tiêu lợi nhuận mà theo dõi lệnh giao dịch rồi dời
dừng lỗ đi theo hướng của thị trường.
Lưu ý thêm
Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng về cách
thức bạn sử dụng chiến lược giao dịch với mô hình nến RRT:
- Mô hình nến RRT chỉ được áp
dụng khi thị trường đang có xu hương, vì đây là một mô hình nến đảo chiều.
- Điều đó có nghĩa là bạn nên tìm
kiếm mô hình RRT ở những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, hoặc đường xu hướng hoặc là các mức quan
trọng trên fibonacci để giao dịch theo xu hướng.
- Nếu bạn thấy mô hình nến này
hình thành khi thị trường đi ngang, thì bạn nên bỏ qua thiết lập này, vì
nó sẽ hoạt động không hiệu quả ở thời điểm thị trường đi ngang.
Đây là một chiến lược giao dịch rất đơn giản và
dễ sử dụng, nhưng vẫn có những rủi ro khi giao dịch cho dù thị trường đang
có xu hướng. Vậy nên các bạn đừng quên
quản lý vốn chặt chẽ nhé.
Không có nhận xét nào
- Group Cập nhật thông tin thị trường 24/7.
- Phân tích kỹ thuật (Forex, Hàng hóa, Cổ Phiếu).
- Tín hiệu giao dịch R:R cao.
Nơi ae cùng chém gió trao đổi kinh nghiệm.
-> Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/ozwtwj886
-> Website: https://mmocent6.blogspot.com/
-> Nhóm FB: fb.com/groups/MMOCENT6