CÁC MÔ HÌNH NẾN NHẬT cơ bản Trader mới cần phải biết
Tìm hiểu về nến Nhật
Lịch sử nến Nhật
Sở dĩ gọi là nến Nhật bởi đây là sản phẩm được tạo ra từ 1 thương nhân buôn gạo, đến từ đất nước Mặt trời mọc có tên Munehisa Homma.
Munehisa Homma, sinh năm 1724, tại thành phố Sakata, một trong những trung tâm buôn bán gạo lớn nhất Nhật Bản thời bấy giờ. Gia đình Homma không chỉ sở hữu nhiều đồn điền rộng lớn chuyên trồng lúa mà còn tham gia buôn bán gạo.
Vào năm 1750, sau khi bố của Munehisa qua đời, ông đứng ra quản lý công việc kinh doanh gia đình. Cũng chính trong thời điểm này Nhật Bản bắt đầu hình thành sàn trao đổi lúa gạo tương tự như sàn forex bây giờ ở Sakata. Homma đã giao dịch tại đây vài năm, sau đó ông dịch chuyển tới sàn giao dịch gạo lớn nhất Nhật Bản có tên Dojima, được đặt tại Osaka, cùng với hơn 1.300 thương nhân khác. Homma đã thành công trong hàng trăm giao dịch liên tiếp, thu được lợi nhuận đáng kinh ngạc khoảng 10 tỷ đô la theo giá trị ngày nay, nhờ vào việc giao dịch gạo.
Ở Nhật Bản thời trung cổ, gạo không chỉ là loại lương thực chính, hay nguyên liệu thô cho nhiều sản phẩm và hàng hóa, mà nó còn là nền tảng của sự thịnh vượng. Trong điều kiện tiền bị mất giá hoặc thiên tai, chính phủ sẽ thu thuế và trả lương bằng gạo. Chính vì thế, giao dịch gạo tại Nhật Bản vô cùng phát triển và náo nhiệt.
Mới đầu giao dịch gạo chủ yếu được thực hiện theo giá giao ngay trên các sàn giao dịch. Sau đó tới năm 1710, đã dần dần xuất hiện hình thức giao dịch theo dạng hợp đồng tương lai, mà ở thời điểm đó được gọi là các phiếu giảm giá. Mỗi phiếu giảm giá là một biên nhận cung cấp gạo cho vụ thu hoạch tiếp theo, được ban hành bởi các lãnh chúa phong kiến lớn.
Phiếu giảm giá có thể chuyển từ tay người này sang tay người khác và giá của nó thay đổi tùy theo kỳ vọng của thị trường (cả hai đều được hỗ trợ bởi các yếu tố khách quan – thời tiết, khối lượng chứng khoán, thu hoạch trong tương lai và đầu cơ). Điều này cho thấy ngay từ thế kỷ 18, trao đổi gạo thực sự cực kỳ phát triển tại Nhật, vì thế việc Homma kiếm 10 tỷ USD (tính theo giá trị ngày nay) là hoàn toàn có cơ sở. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây, bằng cách nào mà Homma lại thành công đến như vậy?
Điều đầu tiên phải nói tới chính là ông có một nguồn thông tin nội bộ cực kỳ nhanh nhạy và chính xác, nhờ vào mối quan hệ gia đình cùng mức ảnh hưởng to lớn của chính bản thân Homma. Nên bất kỳ tin tức nào liên quan tới chính phủ và thị trường đều được ông năm bắt 1 cách nhanh nhạy. Bên cạnh đó, trong nhiều năm, Homma thường xuyên quan sát thời tiết – một trong những yếu tố quan trọng nhất gây ảnh hưởng tới việc thu hoạch lúa.
Không những vậy, có nhiều bằng chứng cho thấy Homma đã tạo ra đường dây liên lạc tương tự như máy điện báo, để nhận thông tin về chênh lệch giá trong thời gian thực theo cách nhanh nhất có thể. Bằng cách đặt các tín hiệu trong suốt quãng đường giữa Osaka và Sakata (600 km) trên nóc các tòa nhà, đỉnh đồi và núi, hoặc sử dụng các lá cờ khác nhau để chuyển thông tin về các giao dịch và lệnh giao dịch bất cứ lúc nào, khi có thông tin liên quan đến biến động giá gạo cho Homma.
“Khi mọi thứ đang giảm sẽ có lý do khiến giá tăng trở lại và ngược lại” (When all are bearish, there is cause for prices to rise (and vice versa)” – Munehisa Homma
Tuy nhiên, cái mà Homma muốn biết nhiều nhất và cũng chính là điều giúp ông thành công trong giao dịch gạo đó là tâm lý thị trường. Trong suốt 15 năm, Homma đã nghiên cứu toàn bộ lịch sử giao dịch để xác định hành vi giá của các thương nhân. Ông nhận ra rằng khía cạnh tâm lý rất quan trọng đối với hoạt động thị trường tài chính và cảm xúc của nhà giao dịch gây ảnh hưởng lớn lao đến giá gạo.
Homma cũng mô tả một số biến động giá thường xuyên xảy ra, trong quá trình nghiên cứu ông cũng đã phát triển một phương pháp để hiển thị bốn giá cùng một lúc thay vì chỉ một bao gồm: giá cao nhất, giá thấp nhất, giá mở cửa và giá đóng cửa. Đó cũng chính là Nến Nhật Bản mà trader nào cũng quen mặt vào thời điểm hiện tại.
Theo đó, nhờ vào hệ thống liên lạc của mình, Homma đã có đầy đủ thông tin cần thiết, để ông ghi chép lại diễn biến giá gạo diễn ra từng ngày, được mô phỏng theo các cây nến với 4 mức giá như có nói ở trên. Trong suốt quá trình ghi chép, Homma nhận ra 1 sự lặp đi lặp lại liên tục của giá gạo 1 cách đáng kinh ngạc. Đồng thời kết hợp với thời tiết, thông tin và khối lượng giao dịch Homma đã dự đoán giá gạo trong tương lai để từ đó tích trữ hàng và bán lại để thu lợi nhuận mà không 1 thương nhân nào làm được vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, để nến Nhật có thể “vang danh thiên hạ” như ngày hôm nay phải nhờ công lớn của Steve Nison, cũng là một trong những người đầu tiên có chứng chỉ CMT (Chartered Market Technician), đã giới thiệu và diễn giải toàn bộ các biểu đồ nến Nhật thông qua cuốn sách có tên gọi “Japanese Candlestick Charting Techniques”. Toàn bộ các mô hình nến Nhật mà trader sử dụng đều diễn giải rất kỹ lưỡng và chi tiết trong cuốn sách này. Ngay khi cuốn sách ra mắt, nến Nhật được ưa chuộng và đã trở thành một công cụ không thể thiếu của bất kỳ nhà đầu tư nào, từ không chuyên đến chuyên nghiệp ngày nay.
Nến Nhật là gì?
Có thể thấy nến Nhật xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 18 trong các giao dịch gạo. Nến Nhật được sử dụng để mô tả hành động giá cả, hoặc biến động tỷ giá cũng như mô tả tâm lý của nhà giao dịch với 4 thông tin liên quan trong 1 phiên giao dịch nhất định.
Mô hình nến Nhật hay biểu đồ nến Nhật được sử dụng trên mọi khung thời gian, có thể là 1 tháng, 1 tuần, hoặc trong 1 ngày Daily, cũng có thể là 1 giờ, 30 phút. Hoặc thậm chí có thể ở những khung thời gian nhỏ hơn như 15 phút hay 5 phút, 1 phút, bất cứ khung nào trader muốn, miễn đó là khung thời gian bạn thích và bạn muốn giao dịch ở khung thời gian đó.
Tại sao nên dùng nến Nhật?
Trước đây, người phương Tây chủ yếu giao dịch theo biểu đồ thanh hoặc biểu đồ đường. Tất nhiên là nhờ ông Steve Nison mà cả giới tài chính ngày nay đều sử dụng biểu đồ nến Nhật phục vụ cho việc phân tích xu hướng. Ngoài ra, biểu đồ nến Nhật thực sự là 1 trong những công cụ vô cùng lợi hại với các ưu điểm mà biểu đồ thanh hay đường không thể có được như:
Mô hình nến Nhật thể hiện hành động giá
Việc xem xét các mô hình nến giúp chúng ta có thể nhận diện được xu hướng tiếp diễn hoặc có khả năng báo hiệu tín hiệu đảo chiều sớm hơn so với các công cụ chỉ báo kỹ thuật khác. Từ đó tăng khả năng mua tại đáy hay bán tại đỉnh của một số nhà đầu tư có sở thích theo trường phái này.
Mô hình nến Nhật trực quan dễ nhìn
Các mô hình nến đều có màu sắc và độ dài ngắn của thân nến và bóng nến, dự đoán khá chính xác lực mua và lực bán của 2 phe bò hoặc pha gấu trên thị trường. Để từ đó có thể để đưa ra các quyết định giao dịch nhanh chóng hơn.
Mô hình nến Nhật có thể kết hợp với nhiều công cụ chỉ báo kỹ thuật khác
Mô hình nến Nhật bản chất đã thể hiện hành động giá của thị trường, thể hiện việc giao tranh giữa phe mua và phe bán. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm và đặc biệt là các nhà đầu tư mới có thể sử dụng thêm các công cụ chỉ báo kỹ thuật để có thể gia tăng cơ hội giao dịch, làm tăng xác suất dự đoán của mình về thị trường theo trường phái họ mong muốn.
Cấu tạo của nến Nhật
Mặc dù chỉ được cấu tạo đơn giản bằng hai màu xanh đỏ (đen trắng, hoặc bất cứ màu nào theo tùy chọn người dùng) để hiển thị giá cả thị trường đang tăng hoặc giảm. Nhưng mỗi cây nến đó khi ghép lại trở thành 1 biểu đồ nến, sẽ giúp trader đọc hoặc suy đoán rất nhiều thông tin thú vị: như diễn biến tâm lý của phe mua và phe bán như thế nào, giá sắp đảo chiều hay vẫn tiếp tục đi theo xu hướng (tăng/giảm), phe mua hay phe bán đang áp đảo thị trường… Chính vì chứa đựng rất nhiều tâm tư của nhà giao dịch, diễn biến tâm lý thị trường nên không khó hiểu vì sao nến Nhật lại được yêu thích đến như vậy.
Mỗi cây nến sẽ cấu tạo bằng 2 phần chính là : thân nến (body) và bóng nến với hai dạng nến chính là: nến tăng và nến giảm. Trong đó, mỗi 1 cây nên sẽ được cấu tạo với 4 thông tin chính về giá cả gồm :
- Giá mở cửa (Open): giá bắt đầu cho một phiên giao dịch của nến đó trong khung thời gian nhất định.
- Giá đóng cửa (Close): giá kết thúc của phiên giao dịch đó trong khung thời gian nhất định.
- Giá cao nhất (High): giá đạt được tại điểm cao nhất của phiên giao dịch đó trong khung thời gian nhất định.
- Giá thấp nhất (Low): giá đạt được tại điểm thấp nhất của phiên giao dịch đó trong khung thời gian nhất định.
Cấu tạo 1 cây nến tăng
Với nến tăng được dùng theo phong cách truyền thống sẽ là nến có màu trắng, đối với phong cách hiện đại sẽ có màu xanh đi kèm các thông số sau:
- Giá đóng cửa nằm trên giá mở cửa của thị trường.
- Thân màu trắng hoặc thân màu xanh ở hình trên được gọi là phần thân nến (body).
- Phần nằm ngoài thân ở phía trên và phía dưới thì gọi là bóng nến.
- Trên đỉnh của bóng nến trên là giá cao nhất (High).
- Dưới đáy của bóng nến dưới là giá thấp nhất (Low).
Cấu tạo 1 cây nến giảm
Cũng tương tự như với nến tăng, nến giảm được dùng với phong cách truyền thống sẽ là nến có màu đen, đối với phong cách hiện đại sẽ có màu đỏ, với các thông số sau:
- Giá đóng cửa nằm dưới giá mở cửa của thị trường.
- Thân màu đen hoặc thân màu đỏ ở hình trên được gọi là phần thân nến (body).
- Phần nằm ngoài thân ở phía trên và phía dưới thì gọi là bóng nến.
- Trên đỉnh của bóng nến trên là giá cao nhất (High).
- Dưới đáy của bóng nến dưới là giá thấp nhất (Low).
Ý nghĩa của thân nến và bóng nến
Như trên có nói 1 cây nến sẽ cấu tạo bởi 2 phần chính gồm thân nến (body) và bóng nến hay râu nến.
Thân nến
Trong mô hình nến Nhật, chúng ta sẽ thấy nhiều dạng biểu đồ nến có nhiều kích cỡ thân khác nhau. Thân nến càng dài càng thể hiện lực mua hoặc bán mạnh hay cường độ lực mua và bán càng cao.
Nó giống như trên chiến trường vậy, có 2 phe đang đấu nhau là phe mua và phe bán. Điều này có nghĩa là phe mua hoặc phe bán đang kiểm soát thị trường vào thời điểm đó. Nếu phe mua thắng thế, chiếm quyền kiểm soát, nến sẽ tăng và ngược lại, nếu phe bán chiếm ưu thế, nến sẽ giảm.
Nến càng dài thì lực của 2 phe càng mạnh, trong khí đó, nếu thân nến ngắn thể hiện lực mua hoặc bán yếu đi.
Bóng nến
Bóng nến có 2 loại gồm: bóng nến trên và bóng nến dưới của cây nến. Đây đều là những dữ kiện quan trọng thông báo về phiên giao dịch mà các nhà đầu tư cần phải nắm.
Bóng nến phía trên thể hiện giá cao trong phiên, và đỉnh của bóng nến trên chính là giá cao nhất trong phiên giao dịch đó.
Trong khi bóng nến dưới thể hiện giá thấp trong phiên giao dịch, và đáy của bóng nến dưới chính là giá thấp nhất của sản phẩm đạt được trong phiên giao dịch.
Khi giá vượt ra xa khỏi vùng giá mở cửa và đóng cửa, cây nến đó sẽ hiển thị với bóng nến dài cho thấy phiên giao dịch biến động nhiều.
Và khi gặp một cây nến có bóng nến trên dài và bóng nến dưới ngắn, khi đó nó thể hiện phe mua đã cố gắng đẩy giá lên cao, nhưng vì lí do nào đó, phe bán đã nhảy vào và đẩy giá giảm trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Và ngược lại, nếu một cây nến có bóng nến dưới dài và bóng nến trên ngắn thì khi đó nó thể hiện phe bán kiểm soát thị trường và bán khống nhằm mục đích đẩy giá giảm xuống nhưng cũng vì lý do nào đó, mà phe mua đã nhảy vào và đẩy giá lên trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Diễn biến tâm lý giữa phe mua và phe bán trong 1 cây nến
Một trong những lợi thế chính của việc sử dụng biểu đồ nến so với biểu đồ đường hay biểu đồ thanh là bởi chúng rất linh hoạt. Biểu đồ nến có thể kết hợp với rất nhiều chỉ báo kỹ thuật khác nhau, thậm chí có thể kết hợp cùng lúc với biểu đồ thanh chẳng hạn nhằm phán đoán xu hướng. Để có được tín hiệu giao dịch chính xác nhất bạn phải đợi 1 cây nến đóng lại mới có thể suy đoán hoặc phân tích hành vi giá.
Và trong suốt quá trình giao dịch diễn ra của 1 phiên, 1 cây nến giả sử như vàng có mức giá mở cửa là 1700 USD, sau đó bắt đầu tăng giá được phe mua đẩy lên thành 1710 USD. Nếu giá đóng cửa cao hơn khoảng 1/3 so với giá mở cửa tức 1706 USD thì có nghĩa là phe mua đang kiểm soát, nến đóng sẽ có màu xanh (hay là nến tăng). Tuy nhiên, nếu giá nến đóng cửa chỉ bằng 1/3 thấp hơn so với giá mở có nghĩa là dù phe mua đã cố gắng đẩy giá cao hơn nhưng mất kiểm soát và không có khả năng đảo ngược tình thế. Nếu nến đóng cửa nằm ở giữa đồng nghĩa không ai thực sự kiểm soát cả phe mua và phe bán vẫn đang giao tranh với nhau.
Mặc dù nến Nhật cung cấp tín hiệu mang xác suất chiến thắng cao để tham gia hoặc đóng lệnh giao dịch, nhưng chúng không cung cấp bất kỳ mục tiêu giá nào. Ngoài ra, phân tích nến thường chủ quan vì bạn phải xem xét lịch sử giá trước đó. Ngoài ra, phải căn cứ vị trí của một nến cụ thể nằm trong toàn bộ biểu đồ để đánh giá tín hiệu một cách hiệu quả.
Nến Nhật và biểu đồ nến Nhật khác nhau như thế nào?
Trong Tradingview hay MT4 hay có 1 phần được gọi là đa khung thời gian, đó chính là nơi thể hiện 1 phiên giao dịch của 1 cây nến. Với các nến ghi là M, đồng nghĩa 1 cây nến đó ghi lại thông tin giao dịch trong vòng 1 số phút nhất định, ví dụ nến M15 sẽ là thông tin giao dịch của 1 cặp tiền tệ, 1 sản phẩm nào đó trong vòng 15 phút. Khi hết 15 phút sẽ chuyển sang 1 cây nến tiếp theo. Mỗi 1 cây nến như vậy luôn luôn có đầy đủ thông tin của giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất.
Tương tự với các cây nến ghi là H (giờ) thì mỗi cây nến đó sẽ ghi thông tin trong vòng 1 giờ (với H1), hay 4 giờ (với H4), hoặc sẽ là trọn vẹn 1 ngày với các nến ký hiệu là D1.
Như vậy, tập hợp tất cả các cây nến trên trong 1 khung thời gian nhất định sẽ tạo nên 1 biểu đồ nến. Và tại mỗi biểu đồ nến (tùy các khung khác nhau) sẽ thông báo tình hình sức khỏe thị trường cho trader để phân tích hoặc tìm điểm vào lệnh.
Các khung thời gian càng lớn thì thông tin nến đưa ra sẽ càng chính xác như H4 chẳng hạn, bởi chúng sẽ được tạo ra từ 4 cây H1 và 16 cây M15.
Chính vì thế, để có thể tạo nên được 1 bức tranh thị trường rộng lớn 1 “big picture” thực sự trader bắt buộc phải ghép toàn bộ những cây nến này lại, đọc các thông tin có trên biểu đồ mới biết được xu hướng hay điểm vào lệnh.
Và như chúng tôi có nói từ trước đó, thông tin ở các khung càng lớn sẽ càng cung cấp cho trader những tín hiệu chính xác và không bị nhiễu như các khung nến nhỏ. Tuy nhiên, để có thể đọc và hiểu được bản đồ nến Nhật, bạn cần phải biết các loại nến Nhật cơ bản nhất, cũng như những mô hình nến phổ biến nhằm cung cấp cho bạn các thông tin chính xác nhất để xác định xu hướng giá của 1 cặp tiền tệ hay 1 sản phẩm hàng hóa nào đó.
Các mô hình nến Nhật cơ bản nhất cần biết khi giao dịch forex
Về cơ bản, nến Nhật sẽ có 3 dạng chính gồm nến đơn, cụm nến đôi và cụm nến 3 tức cấu tạo bởi 3 cây nến. Tất cả những loại nến này sẽ cung cấp cho trader 2 thông tin chính gồm xu hướng giá đang tiếp diễn hay đảo chiều. Việc của bất cứ trader nào khi tham gia thị trường bắt buộc phải đọc được các thông tin này ,để biết khi nào vào lệnh, khi nào thoát lệnh, bởi diễn biến thị trường lúc nào cũng đầy biến động và luôn bất ngờ, cho nên bạn đọc thông tin từ nến càng tốt bao nhiêu sẽ càng giúp bạn tránh được rủi ro bấy nhiêu.
Nến Nhật đơn
Nến con xoay Spinning Tops
Đặc điểm của nến con xoay Spinning Tops
Bóng trên và bóng dưới dài
Thân nến nhỏ
Màu sắc có thể là xanh (tăng) hoặc giảm
Ý nghĩa của nến con xoay Spinning Tops
Thân nến nhỏ cho thấy cả 2 phe tìm cách kiểm soát trong suốt phiên giao dịch diễn ra (tùy khung khác nhau), nhưng không bên nào chiếm ưu thế.
Nến Doji
Đặc điểm của nến Doji
Có giá đóng cửa gần như trùng với giá mở cửa
Thân nến siêu nhỏ, chỉ như là 1 đường chỉ kẻ ngang\
Có 4 loại Doji chính gồm: doji bóng dài, doji chuồn, doji bia mộ và doji bôn giá.
Ý nghĩa của nến Doji
Thể hiện sự tranh chấp giữa khốc liệt giữa cả bên mua và bên bán, và 2 bên không thể nắm được quyền kiểm soát nên cuối cùng thân nên thu gọn lại chỉ như 1 đường chỉ kẻ ngang.
Nến Marubozu
Đặc điểm của nến Marubozu
Không có bóng nến chỉ có THÂN nến dài gồm giá đóng cửa và giá mở cửa
Có 2 loại Marubozu gồm: Marubozu tăng và Marubozu giảm.
Ý nghĩa của nến Marubozu
Thể hiện sự áp đảo của phe mua (nếu hình thành 1 Marubozu tăng giá) hoặc là sự áp đảo của phe bán (nếu hình thành 1 Marubozu giảm giá).
Nến búa (Hammer) và nến người treo cổ (Hanging Man)
Đặc điểm của nến búa (Hammer) và nến người treo cổ (Hanging Man)
Hai nến này kha khá giống nhau đều có thân nhỏ, bóng dưới dài bóng trên rất ngắn hoặc gần như không có.
Có phân bóng nến dài gấp 2-3 lần thân nến
Ý nghĩa của nến búa (Hammer) và nến người treo cổ (Hanging Man)
Nến Búa Hammer mô hình đảo chiều tăng, thường xuất hiện trong cuối 1 xu hướng giảm, để báo hiệu đà tăng chuẩn bị xuất hiện
Nến Hanging man mô hình đảo chiều giảm, thường xuất hiện trong cuối 1 xu hướng tăng báo hiệu đà giảm chuẩn bị xuất hiện.
Nến Bắn sao (Shooting Star)
Đặc điểm của nến Bắn sao (Shooting Star)
Thân nến nhỏ
Bóng trên phải dài, tối thiểu phải gấp đôi thân nến, bóng dưới ngắn hoặc có thể không có.
Xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng
Ý nghĩa của nến Bắn sao (Shooting Star)
Nến bắn sao cho tín hiệu đảo chiều giảm, xuất hiện khi giá đang tăng, tuy nhiên mô hình này thường không được sử dụng riêng lẻ mà cần phải kết hợp thêm ít nhất một cây nến sau đó để xác định rõ xu hướng. Ngoài ra, nếu xu hướng tăng trước đó là mạnh thì độ mạnh của mô hình sẽ được gia tăng.
Mô hình cụm 2 nến
Nến Nhấn chìm Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng) và Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm)
Đặc điểm của nến Nhấn chìm
Có 2 dạng nến nhấn chìm gồm: Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng) và Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm)
Nến thứ thường có độ dài bao phủ toàn bộ cây nến trước đó, nên được gọi là Nhấn Chìm
Nến Nhấn chìm chỉ tính phần phân nến, không tính râu nến.
Ý nghĩa của nến Nhấn chìm
Thường xuất hiện ở cuối 1 xu hướng đưa ra 1 tín hiệu đảo chiều, nhất là sau 1 thời gian tăng giá, hoặc giảm giá thì cây nến thứ 2 bao phủ toàn bộ cây nến trước cho thấy phe còn lại đang có xu hướng áp đảo phe thắng thế.
Nến đỉnh nhíp (Tweezer Tops), đáy nhíp (Tweezer Bottoms)
Đặc điểm của nến đỉnh nhíp, đáy nhíp
Gồm 2 nến có kích thước bằng nhau
Cây nến thứ 1 sẽ thuận theo xu hướng trước đó, cây nến thứ 2 sẽ ngược với xu hướng trước đó.
Bóng nến bằng nhau với nến đỉnh đôi sẽ có bóng trên bằng nhau, với đáy đôi sẽ có bóng dưới bằng nhau.
Ý nghĩa của nến đỉnh nhíp, đáy nhíp
Thường xuất hiện cuối 1 xu hướng tăng hoặc giảm dài hạn để báo hiệu giá có thể sẽ đảo chiều, từ giảm sang tăng hoặc ngược lại từ tăng hoặc giảm.
Mô hình cụm 3 nến
Nến Sao Hôm (Morning Star), nến Sao Mai (Evening Star)
Đặc điểm của nến Sao Hôm (Morning Star), nến Sao Mai (Evening Star)
Cây nến thứ 1 là cây nến thuận theo xu hướng trước đó.
Cây nến thử 2 thường sẽ là 1 cây nến doji thể hiện sự do dự của thị trường
Cây thứ 3 sẽ là cây có màu ngược với cây nến 1 để báo hiệu xu hướng đảo chiều chuẩn bị diễn ra.
Ý nghĩa của nến Sao Hôm (Morning Star), nến Sao Mai (Evening Star)
Sau 1 đà tăng giá, với việc xuất hiện của cây nến thứ 2 cho thấy sự phân vân của 2 phe, không có nhu cầu đẩy giá lên quá cao, hoặc giá xuống quá thấp. Chính vì thế, với việc xuất hiện của cây nến thứ 3 cho thấy 1 trong 2 phe đã cướp cờ áp đảo hoàn toàn, khiến cho xu thế đảo chiều sẽ xuất hiện.
Nến 3 chàng lính trắng (Three White Soliders)
Đặc điểm của nến 3 chàng lính trắng (Three White Soliders)
Xuất hiện liên tiếp 3 cây nến tăng giá trong 1 xu hướng giảm
Ý nghĩa của nến 3 chàng lính trắng (Three White Soliders)
Một trong những mô hình đảo chiều mạnh mẽ nhất, khi chúng xuất hiện sẽ thấy phe mua đã áp đảo, cho thấy xu hướng đảo chiều sắp xuất hiện.
Nến 3 con quạ đen (Three Black Crows)
Đặc điểm của nến 3 con quạ đen (Three Black Crows)
Xuất hiện liên tiếp 3 cây nến giảm giá trong 1 xu hướng tăng
Ý nghĩa của Nến 3 con quạ đen (Three Black Crows)
Tương tự như mô hình 3 chàng lính trắng, đây cũng là mô hình đảo chiều mạnh mẽ xuất hiện cho thấy phe bán đã áp đảo phe mua, tín hiệu đảo chiều chuẩn bị xuất hiện.
Các công cụ phân tích biểu đồ Nến Nhật
Hai phần mềm phổ biến nhất dùng để phân tích biểu đồ nến Nhật chính là phần mềm MT4 và Tradingview.
Nếu MT4 luôn được mặc định sẵn trong bất cứ sàn forex nào trader giao dịch thì tradingview tuy là phần mềm phổ biến nhưng bạn lại phải trả phí nếu muốn có đầy đủ các công cụ giao dịch.
Cách đọc mô hình nến Nhật
Như trên chúng tôi có nói, các cây nến trong 1 khung thời gian nhất định được tập hợp lại sẽ thành 1 biểu đồ nến, việc của trader là đọc các biểu đồ này để tìm hiểu tình hình sức khỏe hay các dấu hiệu mà thị trường muốn cung cấp, để bạn lần theo đó quyết định xem nên vào lệnh buy hay sell, hay là nên đóng lệnh đề phòng thị trường trở mặt.
Các hạn chế của nến Nhật
Bất cứ công cụ nào dù vi diệu tới đâu cũng sẽ có những hạn chế nhất định, nến Nhật cũng không ngoại lệ.
Nến Nhật không hiển thị được diễn biến xu hướng của thị trường
Nếu bạn chỉ sử dụng duy nhất là công cụ nến Nhật bạn sẽ khó lòng có thể đọc được xu hướng thị trường đang diễn ra là gì, chính vì thế các trader sẽ hay kết hợp biểu đồ nến cùng với các chỉ báo khác nhau để cung cấp thông tin chính xác hơn cũng như lọc được các thông tin “fake” mà thị trường đang tạo ra để đánh lừa nhà giao dịch.
Khung thời gian càng nhỏ thông tin càng nhiễu
Mặc dù nến Nhật có thể cung cấp cho trader khá nhiều thông tin thú vị, nhưng cái gì cũng có tính 2 mặt chính vì thế các khung nến càng nhỏ các thông tin càng dễ bị sai lệch và bị làm giả. Và đôi khi 1 trong 2 phe sẽ tạo ra các bẫy giá để dụ trader thiếu kinh nghiệm nhảy vào giao dịch, chính vì thế cần xem đa khung thời gian cũng như kết hợp với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để tránh rủi ro là điều cần thiết khi sử dụng biểu đồ nến Nhật để phân tích xu hướng.
Tổng hợp một số sách hay về nến Nhật
Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn 1 số sách hay về biểu đồ nến Nhật mà bạn có thể tham khảo để hiểu thêm về 1 trong những công cụ không chỉ phổ biến mà thực sự vô cùng hiệu quả nếu bạn biết cách sử dụng. Một điều rất đáng tiếc những sách này vẫn chưa được Việt hóa nên các bạn có thể phải sử dụng công cụ Google dịch để tìm hiểu. Tuy nhiên, vì sách viết về kỹ thuật cho nên nếu bạn quen với các từ chuyên ngành bạn vẫn có thể hiểu được phần nào nội dung sách, nên cũng đừn lo lắng quá bạn nhé!
Japanese candlestick charting techniques- Steve Nison
Đây cũng chính là cuốn sách kinh điển nhất về nến Nhật, bởi tác giả của cuốn sách cũng chính là người góp công lớn cho việc giới thiệu nến Nhật ra toàn thế giới. Cuốn sách này sẽ giới thiệu toàn bộ các nến Nhật được sử dụng phổ biến nhất,chỉ đáng tiếc phiên bản tiếng Việt đầy đủ của cuốn sách không có, tuy nhiên nếu bạn đã từng giao dịch forex thì chỉ cần sử dụng Google Dịch bạn vẫn hoàn toàn có thể hiểu được nội dung sách, vì chúng rất cơ bản và dễ hiểu, rất đáng đọc để hiểu thêm về nến Nhật.
Encyclopedia of Chart Patterns – Thomas Bulkowski
Đây không hẳn là sách về nến Nhật, nhưng lại là cuốn thiên về toàn bộ mô hình được cấu tạo từ các cây nến, được xem như là 1 bách khoa toàn thư về toàn bộ mô hình nến giao dịch trong forex. Mặc dù phải công nhận mà nói đây là cuốn sách dày nhất mà tôi từng đọc, nhưng Bulkowski đã viết về các mô hình 1 cách cực kỳ chi tiết và kỹ lưỡng, nếu bạn thích giao dịch theo mô hình và muốn hiểu thêm về nến Nhật thì đừng bao giờ bỏ qua cuốn này bạn nhé.
The Candlestick Course – Steve Nison
Ngoài Japanese candlestick charting techniques đây là cuốn sách được xem là best seller của Steve Nison. Trong cuốn sách này Nison giải thích các mô hình với các mức độ phức tạp khác nhau và kiểm tra kiến thức của trader bằng các câu hỏi đáp và các ví dụ chuyên sâu. Bằng ngôn ngữ dễ tiếp cận và dễ hiểu, cuốn sách này sẽ cung cấp hướng dẫn chuyên sâu cũng như các ví dụ thực tế của biểu đồ nến để cung cấp phù hợp với rất nhiều trader khác nhau.
Không có nhận xét nào
- Group Cập nhật thông tin thị trường 24/7.
- Phân tích kỹ thuật (Forex, Hàng hóa, Cổ Phiếu).
- Tín hiệu giao dịch R:R cao.
Nơi ae cùng chém gió trao đổi kinh nghiệm.
-> Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/ozwtwj886
-> Website: https://mmocent6.blogspot.com/
-> Nhóm FB: fb.com/groups/MMOCENT6