Breaking News

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường ngoại hối?



Như chúng tôi nói trước đó, chính phủ quốc gia và các cơ quan ngân hàng trung ương luôn xây dựng chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu hay thành quả kinh tế nhất định.

Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ luôn song hành cùng nhau, vì thế không thể nói về cái này lại bỏ qua cái kia được.

Mặc dù một số mục tiêu và thành quả khá tương đồng nhau giữa các ngân hàng trung ương thế giới, những mỗi ngân hàng này lại tự thiết lập mục tiêu riêng phù hợp với nền kinh tế quốc gia.

Và chính sách tiền tệ giảm nhằm thúc đẩy và duy trì sự ổn định giá cũng như tăng trưởng kinh tế. Để đạt được mục tiêu, các ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát những điều sau:

  • Lãi suất, liên quan đến giá trị tiền tệ,
  • Sự gia tăng lạm phát
  • Nguồn cung tiền
  • Dự trữ liên ngân hàng
  • (phần số dư của các bên gửi tiền mà các ngân hàng thương mại phải có trong tay dưới dạng tiền mặt)
  • Chiết khấu cho các ngân hàng thương mại.

Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ có thể có nhiều dạng khác nhau. Chính sách tiền tệ siết chặt được đặt ra để giảm lượng cung tiền. Nó xuất hiện để làm tăng lãi suất. Nó mang ý nghĩa làm chậm tăng trưởng kinh tế với lãi suất cao.

Việc vay tiền sẽ trở nên khó hơn, cùng lãi suất cao điều này sẽ giảm chi tiêu và đầu tư của người dân lẫn doanh nghiệp.

Chính sách tiền tệ nới lỏng, nói cách khác chính là mở rộng hay làm tăng nguồn cung tiền, hoặc giảm lãi suất. Phí vay mượn sẽ giảm xuống với hy vọng chi tiêu và đầu tư tăng.

Chính sách điều tiết tiền tệ với mục đích tạo ra một nền kinh tế tăng trưởng bằng cách giảm lãi suất, trong khi đó siết chặt chính sách tiền tệ là để giảm lạm phát hoặc kiềm chế phát triển kinh tế bằng cách tăng lãi suất.

Cuối cùng, chính sách tiền tệ trung hòa không tạo ra tăng trưởng cũng như lạm phát.

Điều quan trọng cần nhớ về lạm phát là các ngân hàng trung ương thường có mức lạm phát mục tiêu ví dụ 2%.

Họ sẽ không nói ra mục tiêu này, nhưng chính sách tiền tệ sẽ được hoạt động và tập trung thực hiện sao cho đạt đến vùng mục tiêu quy định này.

Lạm phát đôi chút là một điều tốt, nhưng lạm phát ngoài tầm kiểm soát có thể khiến cho người dân mất niềm tin vào nền kinh tế, công việc và đặc biệt là vào tiền tệ của họ.

Bằng cách đặt ra mức lạm phát nhất định, ngân hàng trung ương sẽ giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về cách họ (ngân hàng trung ương) đối phó với tình trạng kinh tế hiện tại.

Hãy xem một vài ví dụ cụ thể.

Vào tháng 1 năm 2010, lạm phát ở Anh tăng tới 3,5% từ 2,9% chỉ trong một tháng. Với tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2%, mức 3,5% đã cao hơn vùng an toàn của ngân hàng Anh.

Mervyn King, lúc này đang thống đốc của BOE, theo dõi báo cáo và trấn an mọi người rằng những yếu tố tạm thời đã gây ra tỷ lệ lạm phát hiện tại và chúng sẽ giảm trong ngắn hạn với những động thái từ BOE.

Thông báo của ông ta có thành hiện thực hay không, không phải là chuyện cần nói ở đây. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng thị trường sẽ trở nên tốt hơn nếu chúng biết ngân hàng trung ương sẽ làm hay không làm gì liên quan tới mức lãi suất mục tiêu. Nói một cách đơn giản nhà giao dịch thích sự ổn định. Ngân hàng trung ương thích sự ổn định. Kinh tế thích sự ổn định.

Và một điều rõ ràng là mục tiêu lạm phát tồn tại sẽ giúp trader hiểu lý do tại sao ngân hàng trung ương cần làm những gì nó phải làm.

Chu kỳ chính sách tiền tệ

Với những ai đang theo dõi đồng đô la Mỹ và nền kinh tế, chắc  hẳn bạn còn nhớ một vài năm trước Fed tăng lãi suất thêm 10% cho đồng đô la?

Đó chính là điều điên rồ nhất mà Fed từng làm và thế giới đều nháo nhào cả lên! Giá dầu đã tăng kịch trần còn giá sữa thì đắt như vàng. Đùa thôi, chính sách tiền tệ không bao giờ thay đổi lớn lao như vậy đâu.

Hầu hết thay đổi chính sách được điều chỉnh rất nhỏ, nếu không thị trường sẽ đảo điên, hỗn loạn hoàn toàn khi lãi suất thay đổi nhanh như vũ bão.

Nó không chỉ tác động tới một cá nhân mà còn tác động tới toàn bộ nền kinh tế.

Đó là lý do tại sao chúng ta thấy lãi suất thay đổi từ 0.25% lên đến 1% trong 1 lần.

Ngân hàng trung ương muốn giá cả ổn định chứ không muốn gây sốc hay sợ hãi.

Và để ổn định thì chúng ta cũng cần phải có thời gian để làm cho lãi suất thay đổi.

Có thể mất từ vài tháng đến vài năm.

Cũng giống như các nhà giao dịch ngoại hối thu thập và nghiên cứu dữ liệu để thực hiện những chuyển động tiếp theo, các ngân hàng trung ương cũng làm công việc tương tự, nhưng mỗi quyết định của họ gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, chứ không chỉ là một lệnh duy nhất.

Tăng lãi suất có thể giống như hệ thống phanh trong khi việc cắt giảm lãi suất sẽ giống như nhấn máy gia tốc nhưng nhớ rằng người tiêu dùng và doanh nghiệp luôn phản ứng chậm một chút với những thay đổi này.

Thời gian chậm trễ giữa việc thay đổi chính sách tiền tệ và ảnh hưởng thực tế đối với nền kinh tế có thể mất từ ​​một đến hai năm.

Không có nhận xét nào

- Group Cập nhật thông tin thị trường 24/7.
- Phân tích kỹ thuật (Forex, Hàng hóa, Cổ Phiếu).
- Tín hiệu giao dịch R:R cao.
Nơi ae cùng chém gió trao đổi kinh nghiệm.
-> Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/ozwtwj886
-> Website: https://mmocent6.blogspot.com/
-> Nhóm FB: fb.com/groups/MMOCENT6