Breaking News

Các Yếu Tố Tác Động Đến Giá Dầu Thế Giới

Càng ngày dầu càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, do phần lớn ngành công nghiệp thế giới đều phụ thuộc vào dầu mỏ. Chính vì thế, giá dầu có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái kinh tế ở mọi cấp độ, từ ngân sách nhỏ lẻ trong mỗi gia đình đến thu nhập của các công ty hay thậm chí GDP của 1 quốc gia nào đó. Mặc dù chiếm vị trí quan trọng là vậy nhưng dầu cũng là một trong những mặt hàng vô cùng nhạy cảm, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện địa chính trị. Dầu có thể thay đổi nhanh chóng vì tin tức,vì các chính sách và biến động trên thị trường thế giới, khiến các sàn giao dịch toàn cầu đôi khi cũng phải lao đao vì sự tăng giảm đột ngột này. Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng tới giá dầu thế giới?
Lịch sử của giá dầu trên toàn thế giới
Thực tế, việc tìm kiếm các mỏ dầu lúc đầu không được coi  trọng vì thời điểm đó con người yêu thích tìm ra giếng nước hoặc mỏ muối hơn. Nên phải đến năm 1857, giếng dầu thương mại đầu tiên mới được khoan ở Romania. Và ngành công nghiệp dầu khí Hoa Kỳ ra đời hai năm sau đó nhờ vào một vụ khoan trộm xảy ra tại Titusville, Pa.
Phần lớn nhu cầu ban đầu của con người chủ yếu là dầu hỏa và đèn dầu. Sau đó tới năm 1901, ngành công nghiệp khai thác dầu bắt đầu có bước tiến mới khi khoan được 1 giếng dầu tại địa điểm có tên là Spindletop, nằm phía đông nam Texas (Mỹ), với sản lượng đạt hơn 10.000 thùng dầu mỗi ngày, nhiều hơn tất cả các giếng dầu ở Hoa Kỳ cộng lại. Chính vì thế, nhiều người tin rằng ngành công nghiệp khai thác dầu bắt đầu ra đời kể từ năm 1901 khi dầu thay thế than làm nguồn nhiên liệu chính của thế giới.
Tuy nhiên, với những sự thay đổi liên tục, khiến giá dầu lên xuống vô cùng thất thường. Dầu từng đạt đỉnh ở 147 USD/thùng vào năm 2008, sau đó giảm xuống còn 30 USD/thùng vào năm 2009, và giao dịch quanh mức 70 USD trong năm 2018. Những thay đổi về giá này phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu thế giới:

Dầu tăng hoặc giảm do cơ chế Cung – Cầu
Khái niệm về cung và cầu khá đơn giản. Khi cầu tăng (hoặc cung giảm), giá sẽ tăng lên. Khi nhu cầu giảm (hoặc cung tăng), giá sẽ giảm. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế không hẳn là như vậy.
Như bạn biết, giá dầu chủ yếu được kiểm soát dựa vào thị trường giao dịch tương lai. Đây là hình thức mua bán dầu theo giá thỏa thuận tại thời điểm hiện tại nhưng lại giao hàng vào 1 thời điểm cụ thể trong tương lai. Hợp đồng tương lai dầu được thực hiện trên sàn giao dịch hàng hóa bởi các nhà giao dịch đã đăng ký với Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC – Commodities Futures Trading Commission).  
Hình thức này đã được thực hiện trong suốt 100 năm, theo quy định của CFTC kể từ năm 1920. Chính phủ Hoa Kỳ và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ chính là những nhân tố ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định đấu thầu giá dầu, cho dù họ không thực sự kiểm soát giá, chỉ các nhà giao dịch hàng hóa (Commodities traders) mới làm việc này trên thị trường.

Các nhà giao dịch hàng hóa (Commodities traders) họ là ai?

Là các đại diện cho những công ty có nhu cầu sử dụng dầu. Họ mua dầu để sử dụng vào một ngày nào đó trong tương lai, theo một mức giá cố định. Bằng cách này, họ biết giá dầu cố định là bao nhiêu, để có thể lập kế hoạch về mặt tài chính, do đó giảm hoặc phòng ngừa rủi ro cho chính công ty, tập đoàn của họ. Dạng thứ hai là các nhà đầu cơ nhưng họ không thực sự sở hữu dầu. Động lực duy nhất chính là kiếm tiền từ những thay đổi về giá dầu.

Vậy các nhà giao dịch hàng hóa (Commodities traders) dựa vào đâu để xác định giá dầu cho 1 hợp đồng tương lai?

Có ba yếu tố chính được các nhà giao dịch hàng hóa quan tâm khi đấu thầu giá dầu là: nguồn cung sản lượng, dự đoán nguồn cung trong tương lai, nhu cầu dầu trong từng mùa.
Nguồn cung sản lượng
Kể từ năm 1973, OPEC hạn chế 61% nguồn cung xuất khẩu dầu thế giới. Tuy nhiên, do sản lượng dầu đá phiến ở Mỹ đã tăng gấp đôi từ năm 2011 đến 2014. Điều đó đã tạo ra dư thừa dầu. Khiến cho dầu chỉ còn 45 USD/ thùng trong năm 2014. Tới tháng 12/2015 giá tiếp tục giảm một lần nữa còn 36,87 USD/ thùng.
OPEC thông thường sẽ tìm cách cắt giảm nguồn cung để giữ dầu ở mức 70 USD/thùng. Tuy nhiên, lần này OPEC đã để dầu lao dốc, rơi tự do.
Sở dĩ OPEC làm vậy vì OPEC hiểu các nhà sản xuất dầu đá phiến cần dầu phải ổn định ở mức giá 40 USD – 50 USD/ thùng, mới đủ chi trả các trái phiếu lãi suất cao mà họ sử dụng để huy động vốn. OPEC tin rằng họ sẽ bị phá sản và đã dùng cách này để giết chết các nhà sản xuất dầu đá phiến, nhằm giúp OPEC giữ nguyên thị phần thống trị.
Dự đoán nguồn cung trong tương lai
Thứ hai là dự đoán nguồn cung trong tương lai, chủ yếu phụ thuộc vào trữ lượng dầu, trong các nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ cũng như xem xét chiến lược SPR (Strategic Petroleum Reserve) của Mỹ xây dựng những bồn chứa dầu khổng lồ ngầm dọc theo bờ biển. Việc dự trữ này có thể sẽ làm tăng nguồn cung dầu khi  giá quá cao.
Nhu cầu dầu
Như cầu này chủ yếu đến từ Hoa Kỳ. Những con số ước tính được cung cấp hàng tháng bởi Cơ quan Thông tin Năng lượng. Nhu cầu dầu thường tăng trong mùa hè – mùa của du lịch và nhiều hoạt động khác. Các dự báo từ cục du lịch AAA được dùng để xác định tiềm năng sử dụng xăng vào mùa hè. Ngược lại, dự báo thời tiết được sử dụng để xác định tiềm năng sử dụng dầu sưởi nhà trong mùa đông.

Thế giới khủng hoảng gây ảnh hưởng như thế nào tới giá dầu?

Cuộc khủng hoảng thế giới ở các nước sản xuất dầu làm giá dầu tăng đáng kể. Vì các nhà giao dịch hàng hóa luôn lo lắng cuộc khủng hoảng sẽ gây hạn chế nguồn cung.
Vào tháng 1/2012, khi nhiều nhà quan sát tìm thấy vô số bằng chứng chứng tỏ Iran đang sử dụng eo biển Hormuz như là 1 vũ khí chống lại Mỹ. Khiến Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu bắt đầu các biện pháp trừng phạt Iran về tài chính. Iran trả đũa bằng cách dọa sẽ đóng eo biển Hormuz. Hoa Kỳ tiếp tục đáp trả bằng các biện pháp an ninh, tấn công Israel nếu cần thiết.
Điều này đã khiến giá dầu  tăng từ 95 đến 100 USD/ thùng từ tháng 11 đến tháng 1. Vào giữa tháng Hai, dầu đã phá đỉnh hơn 100 USD/ thùng và giao dịch quanh mức này.
Hay tình trạng bất ổn thế giới từng khiến giá dầu tăng cao vào tháng 3/2011. Các nhà đầu tư đã lo ngại về tình trạng xung đột ở Libya, Ai Cập và Tunisia thường được biết đến với tên gọi là Mùa xuân Ả Rập. Giá dầu đã tăng trên 100 USD/ thùng vào đầu tháng 3 và đạt mức cao nhất là 113 USD/ thùng vào cuối tháng 4.
Cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả Rập” kéo dài suốt mùa hè, dẫn đến sự lật đổ chế độ độc tài ở các quốc gia này. Lúc đầu, các nhà giao dịch hàng hóa lo lắng sự kiện “Mùa xuân Ả Rập” sẽ phá vỡ nguồn cung dầu. Nhưng điều đó không xảy ra, vì giá dầu đã quay trở lại dưới 100 USD/thùng vào giữa tháng Sáu.
Giá dầu cũng đã tăng thêm 10 USD/thùng vào tháng 7 năm 2006,, khi chiến tranh Israel-Lebanon làm dấy lên lo ngại về mối đe dọa với Iran. Dầu từ 70 USD/thùng vào tháng Năm tăng lên thành 77 USD/thùng vào cuối tháng Bảy.
Từ những dữ kiện kể trên, có thể thấy các sự kiện chính trị cũng khiến cho giá dầu biến động vô cùng khó lường.

Ảnh hưởng của thiên tai đến giá dầu

Thảm họa tự nhiên cũng có thể đẩy giá dầu tăng cao, tiêu biểu như bão Katrina đã khiến giá dầu tăng 3 USD/ thùng và giá xăng đạt 5 USD/ gallon vào năm 2005. Sở dĩ dầu tăng giá như vậy, vì Katrina khiến cho 113 dàn khoan ngoài khơi bị phá hủy, 457 đường ống dẫn dầu và khí đốt bị hư hại. Hay vào tháng 5/ 2011, lũ sông Mississippi đã khiến giá xăng tăng lên 3,98 USD/gallon.

Chu kỳ biến động cũng gây ảnh hưởng đến giá dầu

Ngoài ra, nhìn từ góc độ lịch sử, dường như cứ 29 năm một lần lại xuất hiện các hành vì ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa nói chung và giá dầu nói riêng.
Kể từ khi dầu bắt đầu tăng vào đầu năm 1900, sau đó dầu tiếp tục đạt đỉnh vào năm 1920, 1980 và 2008. Nếu năm 1980, dầu đạt 120 USD/thùng thì vào năm 2008, giá dầu đã có những bước nhảy vọt đạt đỉnh 147 USD/thùng do khủng hoảng kinh tế. Nhưng ngay sau đó, tới tháng 1/2009, giá dầu lao dốc không phanh chỉ còn 33 USD/thùng!

Các quyết định từ OPEC cũng gây tác động đến giá dầu

OPEC là 1 tổ chức bao gồm 15 quốc gia (Algeria, Angola, Ecuador, Equatorial Guinea, Gabon, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Qatar, Cộng hòa Congo, Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Venezuela); được thành lập để điều tiết giá dầu bằng cách kiểm soát nguồn cung, nhằm đảm bảo các thành viên có được mức giá tốt nhất ngay cả khi lượng dầu sản xuất ít hơn. Năm 2018, các nước OPEC đã đồng ý hạn chế sản xuất khoảng 39 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, tương đương một phần ba sản lượng dầu thô trên toàn cầu.
Hiện tại, OPEC đang kiểm soát 40% nguồn cung dầu của thế giới. Điều này đã được chứng minh vào năm 1973, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra khiến ​​giá dầu thô toàn cầu tăng gần bốn lần do OPEC hạn chế cung cấp cho một số quốc gia. Tuy nhiên, gần đây, OPEC đã cảnh báo rằng thị trường dầu mỏ có thể đang dư thừa do sự mở rộng của ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
Nga dù không phải là thành viên của OPEC, cũng đã đồng ý hạn chế sản xuất dầu trong nhiều năm trở lại đây, gần đây nhất là khoảng 228.000 thùng mỗi ngày vào tháng 12 năm 2018.
Các nước sản xuất dầu ngoài OPEC
Ngoài OPEC, các quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc. Hiện tại Hoa Kỳ đang là quốc gia sản xuất dầu đơn lẻ lớn nhất thế giới với 13 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2017.
Ngoài ra còn có OECD, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, với các thành viên sản xuất khoảng 24 triệu thùng mỗi ngày. Nhìn chung, các quốc gia ngoài OPEC sản xuất chỉ khoảng 53 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.

Không có nhận xét nào

- Group Cập nhật thông tin thị trường 24/7.
- Phân tích kỹ thuật (Forex, Hàng hóa, Cổ Phiếu).
- Tín hiệu giao dịch R:R cao.
Nơi ae cùng chém gió trao đổi kinh nghiệm.
-> Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/ozwtwj886
-> Website: https://mmocent6.blogspot.com/
-> Nhóm FB: fb.com/groups/MMOCENT6